1 6 là ngày gì? Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi

1 tháng 6 là ngày gì? chắc hẳn đa số mọi người đều biết là ngày Quốc tế thiếu nhi. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 1 tháng 6 là ngày gì.

Vì vậy, bài viết này được tổng hợp để cung cấp các thông tin chi tiết về ngày 1/6 cũng và những sự kiện đặc biệt vào ngày này. Mời bạn cùng tìm hiểu với Thành Trung Mobile nhé!

1/6 quốc tế thiếu nhi
1/6 quốc tế thiếu nhi

 

1 tháng 6 là ngày gì? Ý nghĩa quan trọng ngày 1/6

1 tháng 6 là ngày gì?

Giống như phụ nữ có ngày 8/3 hay 20/10; đàn ông có ngày 19/11 thì thiếu nhi cũng cần có một ngày để yêu thương. Khi được hỏi 1/6 là ngày gì? thì đó là ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày hội dành cho các bé vui chơi.

Vào ngày này các em sẽ được thầy cô, ông bà, cha mẹ, người thân gửi những lời chúc tốt đẹp cùng các món quà đặc biệt. Đối với trẻ em 1/6 như là một ngày Tết tương tự như Tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, vào ngày này các em được vui chơi, mua quần áo mới, diện đồ đẹp và là tâm điểm của sự yêu thương.

1 tháng 6 là ngày gì?
1/6 là ngày gì?

 

Lịch sử ra đời ngày Quốc tế thiếu nhi

 

Ngày Quốc tế thiếu nhi bắt nguồn từ một sự việc đau buồi, xui xẻo ví như ngày thứ 6 ngày 13 mà mọi người thường nhắc tới vậy.

Vào rạng sáng 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em.

Kết quả, Phát xít Đức đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người, không khí tang thương bao trùm.

Ngày 10/6/1944, quân phát xít Đức tiếp tục bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng bắt, dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em rồi phóng hỏa đốt cháy một cách tàn bạo. Đó là những tội ác không thể tha thứ của bọn phát xít khiến toàn nhân loại căm phẫn tột cùng và đau xót cho những đứa trẻ vô tội.

Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi.

Tháng 4/1952, tại Viên - thủ đô nước Áo đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi nhằm yêu cầu tất cả chính phủ các nước đặt ra pháp luật cho nước mình để đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh. Kể từ đó, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.

lich-su-ra-doi-ngay-quoc-te-thieu-nhi
Lịch sử ra đời ngày Quốc tế thiếu nhi

Ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi

Ngày Quốc tế thiếu nhi là dịp để:

  • Tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội bị phát xít Đức giết hại, tố cáo tội ác kinh hoàng của thế lực phát xít trên thế giới
  • Ngày hội dành cho mọi trẻ em trên toàn cầu, nhận được nhiều tình yêu thương, quan tâm từ gia đình, người thân và toàn xã hội.
  • Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc trẻ em, đấu tranh để bảo vệ trẻ em trước tất cả những sự xâm hại không đáng có.
  • Bảo vệ trẻ em trước các thế lực xấu, hành vi bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục... lên án mạnh mẽ và có sự chế tài cho những kẻ đã gây ra sự tổn thương cho các em nhỏ một cách nghiêm khắc. 
  • Thể hiện quyền của trẻ em, đối tượng cần được yêu thương và chăm lo và giáo dục vì là vận mệnh tương lai của một đất nước.

Cách tổ chức Tết thiếu nhi tại các quốc gia 

Ngày 1/6 tại Việt Nam

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.

Ở nước ta, ngay sau khi Tết độc lập 2/9, thì ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 Âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước.

Ngày Quốc tế thiếu nhi đầu tiên (1-6-1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đến thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Từ đó, hàng năm cứ đến ngày Tết thiếu nhi, Tết Trung thu thiếu nhi cả nước lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ.

Bác Hồ luôn rất quan tâm thiếu nhi, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Bac-Ho-va-cac-chau-thieu-nhi-tai-phu-chu-tich
Bác Hồ và các cháu thiếu nhi tại phủ Chủ tịch

Tết thiếu nhi trên thế giới

  • Ở Australia ngày tết thiếu nhi diễn ra vào ngày thứ Tư tuần cuối cùng của tháng 10. 
  • Tại Brazil là ngày 12/10, ngày thiếu nhi nước này trùng vào ngày Đức Mẹ Aparecida và là ngày nghỉ toàn quốc.
  • Mỹ không có ngày thiếu nhi riêng mà gộp chung vào Ngày của Mẹ, Ngày của Cha.
  • Nhật bản ngày thiếu nhi còn gọi là “Kodomo no Hi” được tổ chức vào ngày 5/5 và cả nước được nghỉ 1 ngày.
  • Ấn Độ là ngày 14/11 trùng ngày mừng sinh nhật thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ - nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru.
  • Mexico là ngày 30/4, vào ngày này, hàng loạt sự kiện cho trẻ em được tổ chức như thi kể chuyện, hoạt động nghệ thuật, vui chơi…Trẻ em thường làm đồ uống chocolate nóng bằng molinillo - loại máy đánh trứng bằng gỗ truyền thống của Mexico.
  • Ở Thái Lan - nước láng giền Việt Nam, ngày trẻ em rơi vào thứ Bảy của tuần thứ hai của tháng 1, được tổ chức nhằm giúp các bạn nhỏ nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân đối với xã hội.
To-chuc-ngay-thieu-nhi-tren-the-gioi
Tổ chức ngày thiếu nhi trên Thế giới

Vai trò và tầm quan trọng của việc chăm lo và bảo vệ trẻ em

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh Người đã nhận thấy trẻ em là một đối tượng cần được tôn trọng và yêu thương, chăm sóc. Với Người, trẻ em là chủ thể còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt về mọi mặt, từ sức khỏe, học tập, vui chơi, giải trí, đến việc bày tỏ ý kiến và tham gia những hoạt động tập thể. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp vô cùng lớn lao và tiên quyết, quyết định vận mệnh dân tộc. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, Người chỉ rõ: “chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”.

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Việt Nam, vì trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước.

Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền trẻ em, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng và thể hiện rõ nét trong các văn kiện của Đảng kể từ khi ra đời đến nay. Hệ thống pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. 

Hiện nay các quyền trẻ em đã tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” - đó là nội dung “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 15-9-1945 của Bác Hồ.

→ Vì vậy, đảm bảo công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh.

Vai-tro-và-tam-quan-trong-cua-viec-cham-lo-va-bao-ve-tre-em
Vai trò và tầm quan trọng của việc chăm lo và bảo vệ trẻ em

Tại Việt Nam có những quy định gì để bảo vệ trẻ em không?

Để bảo vệ trẻ em, nước ta đã có những quy định cụ thể qua văn bản luật, ngày càng hoàn thiện, tiến bộ: Năm 1991 ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sau đó thay thế vào năm 2004 với tên Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đến nay gọi là Luật Trẻ em đã Quốc hội ban hành ngày 5/4/2016.

Luật trẻ em 2016 gồm: 7 chương với 106 điều và có hiệu lực từ 1/6/2017, như sau:

  • Chương I. Những quy định chung (từ điều 1 đến điều 11)
  • Chương II. Quyền và bổn phận của trẻ em (từ điều 12 đến điều 41)
  • Chương III. Chăm sóc và giáo dục trẻ em (từ điều 42 đến điều 46)
  • Chương IV. Bảo vệ trẻ em (bao gồm cả nội dung về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt-từ điều 47 đến điều 73)
  • Chương V. Trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em (từ điều 74 đến điều 78)
  • Chương VI. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em (từ điều 79 đến điều 102)
  • Chương VII. Điều khoản thi hành (từ điều 103 đến điều 106).

Luật quy định cụ thể về các quyền và bổn phận của trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; các biện pháp bảo vệ trẻ em ba cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp); trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em; các hành vi vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm… cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với trẻ em.

Những thông tin thú vị liên quan ngày 1 tháng 6

Ý nghĩa ngày 1/6
Ý nghĩa ngày 1/6

Những ai sinh vào ngày 1/6 sẽ xếp vào cung Song Tử có sao chủ là sao Thủy, được biết đến là người có tính cách lãnh đạo, có chính kiến, chí tiến thủ và tính kiên nhẫn cao nhưng lại vô cùng linh hoạt khi giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống. 

Câu hỏi đặt ra những người sinh ngày 1 tháng 6 là ngày gì và tính cách như thế nào? Thường những người sinh vào ngày này thuộc tuýp người có cá tính mạnh mẽ, năng động và rất thích hòa mình vào thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Con số may mắn của người sinh ngày 1.6 là số 1.   

Kết luận  

Ngày quốc tế thiếu nhi có một ý nghĩa quan trọng đối với trẻ em. Trẻ em là thế hệ mai sau của một đất nước, vì vậy công tác chăm sóc và quan tâm trẻ em luôn được đặt lên hàng đầu.

Mỗi người chúng ta hãy chung tay tích cực phê phán, đẩy lùi các hành vi xấu đối với trẻ em, góp phần xây dựng một thế giới tự do, hạnh phúc để trẻ em mãi được hưởng sự quan tâm, yêu thương và trở thành người hữu dụng cho đất nước.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ và sâu hơn về 1 tháng 6 là ngày gì

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận