1/7 là ngày gì? Kỷ niệm Ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

1 tháng 7 là ngày gì? - Một ngày đầu thu là sự kiện đặc biệt của một nhân vật lịch sử đã đóng góp không ít công lao cho nền văn học nước nhà, không ai khác đó chính là danh nhân, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu. Để hiểu hơn về ông, cũng như những sự kiện liên quan đến 1 tháng 7 là ngày gì, mời bạn đọc cùng Thành Trung Mobile theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

1 tháng 7 là ngày gì
1 tháng 7 là ngày gì

1 tháng 7 là ngày gì? Kỷ niệm Ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là ai?

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822, tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc TP.HCM), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi ông bị mù). 

Ông xuất thân trong gia đình nho giáo. Thân phụ của ông tên Nguyễn Đình Huy, quê quán ở xã Bồ Điền, tỉnh Thừa Thiên, (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế), là thư lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Thân mẫu của ông tên Trương Thị Thiệt, quê quán ở Thanh Ba, huyện Phước Lộc, tỉnh Gia Định (nay thuộc TP.HCM).

Đã từng xuất thân là cậu ấm con quan, Nguyễn Đình Chiểu hàng ngày phải sống trong cảnh xã hội loạn lạc, chém giết, trả thù, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Sự kiện này đã khiến cha ông phải bỏ trốn ra Huế và bị bãi chức.

Năm 1833, cha ông trở về và gửi ông cho một người bạn ở Huế với kỳ vọng con mình sẽ học hành thành tài. Quả thật, đúng 10 năm sau trở về, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài ở trường thi Gia Định, khi ấy có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.

Nhưng niềm vui chưa được lâu, trong khi ông chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849 ở Huế thì nghe tin mẹ mất tại Gia Định. Vì quá tiếc thương mẹ và một phần vì thời tiết khắc nghiệt nên chẳng may ông lâm bệnh rồi bị mù cả hai mắt.

Sự nghiệp nhanh chóng tiêu tan, hôn thê bị bội ước, gia cảnh hoang tàn... ông đã đóng cửa chịu tang mẹ đến năm 1851, sau đó ông mới mở trường dạy học và làm thuốc.

Mặc cho thực dân Pháp có mua chuộc, dụ dỗ ông bán nước đến cách mấy nhưng ông vẫn kiên định, giữ một lòng chung thủy với nước non. Ngày 3/7/1888, ông bệnh nặng rồi qua đời ở Ba Tri, Bến Tre, thọ 66 tuổi. 

1-7-la-ngay-gi-ki-niem-ngay-sinh-Nguyen-Dinh-chieu
1/7 là ngày gì? Kỷ niệm Ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

 

Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

Vậy Nguyễn Đình Chiểu đã để lại gì cho đời?

Sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ gói gọn trong thơ văn mà còn lớn hơn nhiều. Ngoài sáng tác văn chương, ông còn là nhà giáo, thầy thuốc và là một nhà tư tưởng lừng danh. Nhưng nếu chỉ tính số lượng văn chương ông sáng tác, điều đó cũng đủ để đứng thành sự nghiệp riêng.

Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu luôn gắn liền với vận mệnh của đất nước và nhân dân trong giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc.

Những năm đầu kháng chiến chống Pháp với các cuộc khởi nghĩa của người dân yêu nước, với quan niệm sáng tác: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, Nguyễn Đình Chiểu là ngọn cờ đầu của dòng văn học yêu nước Việt Nam thời cận đại.

Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần làm nên diện mạo riêng của thơ ca miền Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19. Bên cạnh những bài văn tế đậm chất bi tráng như “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, những bài thơ Đường luật sâu lắng, truyện thơ của ông, tiêu biểu là “Lục Vân Tiên”, “Dương Từ - Hà Mậu” đã đi vào tâm thức của người dân Nam Bộ.

Ông là người khởi xướng nền văn học ở nửa cuối thế kỷ XIX, khi tên tuổi của ông trở thành "tượng đài" cho lòng yêu nước, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, văn chương của ông mang đậm tính ca ngợi những cuộc chiến oanh liệt, ngoan cường của nhân dân miền Nam chống lại bọn giặc xâm lược.

Nguyễn Ðình Chiểu bắt đầu sự nghiệp văn chương sau khi ông bị mù, khi mà tất cả "cánh cửa" đều đóng lại với ông, vẫn còn đâu đó có "ánh sáng" văn chương còn le lói để ông tìm đến. Dựa vào khối văn thơ đồ sộ của ông có thể chia thành 2 thời kỳ sáng tác, đó là trước và trong khi Pháp xâm lược Nam Kỳ. 

Với ngòi bút tựa như vũ khí đấu tranh sắc bén, ông đã tạo ra không biết bao nhiêu là tác phẩm bất hủ mang theo bài học lớn về lòng yêu nước dồi dào, da diết. Dù thời gian có trôi qua, Nguyễn Ðình Chiểu vẫn mãi là tấm gương cho con cháu đời sau noi theo.

Thành tựu nổi bật - Một số tác phẩm để đời

Một vài tác phẩm nổi bật của nhà thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

  • Lục Vân Tiên (1889): Đây là một "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý đáng trọng ở đời" đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu.
  • Dương Từ Hà Mậu (1854): Tác giả mượn các câu chuyện để nói lên thái độ của ông đối với đạo Phật và Công giáo Rôma mà ông không tán thành.
  • Ngư Tiều y thuật vấn đáp (1867): Đây là một quyển sách dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm. Song giá trị chủ yếu ở việc tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật.
  • Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861.
  • Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874): Bài văn tế này tác giả soạn và đứng chủ tế lễ truy điệu các tướng sĩ bỏ mình trong cuộc chiến giữa Gia Long (Nguyễn Ánh) với nghĩa quân Tây Sơn vào tháng chạp năm 1802, tại Thuận Hoá, sau khi bình định xong Bắc Hà. 
  • Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây.
  • Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868)
  • Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864).
  • Hịch đánh chuột…
luc-van-tien
Lục Vân Tiên - Tác phẩm nổi bật của Nguyễn Đình Chiểu

 

Những sự kiện nổi bật ngày 1/7

1 tháng 7 là ngày gì? Sự kiện trong nước

Một số sự kiện trong nước về ngày 1/7:

  • Ngày 1/7/1948, Nha Bình dân học vụ đã phát động một phong trào diệt dốt mới, nhằm khích lệ tinh thần hiếu học và hạn chế tỷ lệ mù chữ ở người dân.
  • Ngày 1/7/2009, Chính phủ đã ban hành chọn ngày này hằng năm làm ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam, khuyến khích mọi người tự ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như giảm một phần chi phí khám chữa bệnh khi chẳng may bị ốm bệnh. 

Sự kiện Quốc tế về ngày 1 tháng 7 là ngày gì

Hãy khám phá những sự kiện đặc biệt trên thế giới ngày 1/7 bên dưới đây bạn nhé:

  • Ngày 1/7/1569: Tại Lublin, Vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva xác nhận hợp nhất tại Lublin, Ba Lan.
  • Ngày 1/7/1863: Bắt đầu Trận Gettysburg - trận chiến bước ngoặt trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, kéo dài trong ba ngày.
  • Ngày 1/7/1867: Ngày Quốc Khánh chính thức của Canada.
  • Ngày 1/7/1870: Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (Mỹ) chính thức hiện diện.
  • Ngày 1/7/1873 – Đảo Hoàng tử Edward tham gia liên bang đất nước Canada.
  • Ngày 1/7/1908: SOS (Save Our Souls) được chấp thuận là tín hiệu cầu cứu khi bị nguy hiểm trên quốc tế.
  • Ngày 1/7/1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
  • Ngày 1/7/1972: Một cuộc diễu hành bày tỏ niềm tự hào cộng đồng LGBT tại Anh được diễn ra lần đầu tiên.
  • Ngày 1/7/1979: Sony - thương hiệu điện tử nổi tiếng đã phát hành máy nghe nhạc cầm tay có tên Walkman, cho phép người dùng chọn nhạc để nghe trên đường, thay thế tivi, máy cassette thời đó.
  • Ngày 1/7/1980: Bài hát quốc ca chính thức của Canada có tên "O Canada".
  • Ngày 1/7/1997: Vương quốc Anh bàn giao lại chủ quyền của Hồng Kông cho Trung Quốc, khép lại 150 năm thống trị tại nơi này. 

Theo chân cuộc đời cách mạng của Bác

  • Ngày 1/7/1922 

Hai bài viết của Nguyễn Ái Quốc (tên Bác Hồ thời bấy giờ) là “Những kẻ đi khai hóa” và “Thù ghét chủng tộc” được đăng trên báo “Le Paria” (Người cùng khổ) để vạch ra những hành vi tàn độc, dã man của thực dân Pháp đối với các thuộc địa (Châu Phi cho đến Đông Dương). 

  • Ngày 1/7/1924

Tại phiên họp thứ 22 của Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn lên tiếng với các đảng của các quốc gia có thuộc địa. 

Nguyên văn Bác chia sẻ: “Thưa các đồng chí, vì chúng ta tự coi mình là học trò của Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác”.

  • Ngày 1/7/1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp nhiều Việt kiều đến thăm tại Pháp. Khi này, nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm đã tạc bức tượng của Chủ tịch thành công chỉ với vài đường nét đơn giản đã khắc họa được hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

  • Ngày 1/7/1954

Bác tiếp tục phê bình những tội ác của quân viễn chinh Pháo trên Báo Nhân Dân trong bài “Những việc vô lý”, khẳng định rằng “Cuộc chiến tranh này thật là vô nghĩa... nó đã đưa thực dân Pháp đến Điện Biên Phủ và sẽ đưa chúng đến nhiều Điện Biên Phủ khác nữa”.

  • Ngày 1/7/1960

Bác đã chỉ rõ trong buổi nói chuyện với Đại hội đảng bộ “Tuy cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã xong, nhưng chúng ta còn phải tiếp tục kháng chiến chống một giặc khác, đó là giặc nghèo nàn, lạc hậu... Cho nên đảng viên ta cũng phải có thêm tinh thần như thanh niên: “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”

theo-dau-chan-bac-ho
Theo dấu chân Bác Hồ ngày 1/7

 

1/7 thuộc cung hoàng đạo gì?

Những bạn sinh vào ngày 1/7 là thuộc cung hoàng đạo Cự Giải ( 22/6 - 22/7). Với cầm tinh là biểu tượng "Con Cua", bạn là người luôn đem lại cảm giác an toàn và vui vẻ cho người khác. Một vài nét tính cách thú vị của Cự Giải được tiết lộ như: 

  • Thoạt nhìn, những bạn Cự Giải sẽ là người hướng ngoại, thích giao tiếp nhưng sâu thẳm bên trong là đời sống nội tâm khó ai có thể lý giải được.
  • Là người vị tha, sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm khi người khác nhận lỗi mà không tính toán.
  • Có đầu óc quan sát, tinh tế nhìn nhận mọi sự việc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.
  • Sống thiên về tình cảm nên ít khi dùng lý trí để giải quyết mọi vấn đề. 
  • Chính vì sống thiên về tình cảm, nên bạn khá dễ bị tổn thương trong những mối quan hệ.
cung-cu-giai
Cung hoàng đạo Cự Giải

 

Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc thêm kính trọng những người có công trong nền văn học nước nhà như cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng như biết thêm nhiều sự kiện trong và ngoài nước xoay quanh 1 tháng 7 là ngày gì nhé!

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận