15/8 là ngày gì? Ngày tết Đoàn viên - Tết Trung Thu có gì đặc biệt?

15 tháng 8 là ngày gì? chắc hẳn chúng ta ai cũng đều biết, bởi ngày này đều gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Đó là Tết thiếu nhi hay còn gọi là Tết trung thu rơi vào ngày Rằm tháng tám âm lịch. Tuy đó là ngày quen thuộc với chúng ta những không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của nó. Sau đây hãy cùng Thành Trung Mobile tìm hiểu về 15 tháng 8 là ngày gì nhé!

1. Ngày 15 tháng 8 là ngày gì? Ngày Tết của thiếu nhi

1.1. Theo âm lịch ngày 15 tháng 8 là ngày gì?

Theo âm lịch, ngày 15/8 hay Rằm tháng Tám hằng năm là ngày Tết Trung Thu hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Tết trông Trăng, Tết Đoàn Viên hay Tết Thiếu nhi.   

Đây là ngày trong năm mà trẻ em rất mong đợi nhất, vì mỗi khi đến dịp này là lại được xem múa lân, múa sư tử, múa rồng để được vui chơi thỏa thích. Đặc biệt bên cạnh đó còn được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo.

Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.

15 thang 8 la ngay gi
Rằm tháng Tám hằng năm là ngày Tết Trung Thu

1.2. Nguồn gốc ra đời ngày Tết Trung thu

Nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu, cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về nguồn gốc của ngày này. Có ba câu chuyện truyền thuyết được nhiều người truyền tai nhau nhiều nhất về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng của Trung Hoa và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh đầu tiên về Trung thu được ghi nhận in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Ở Trung Quốc người ta cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân - Thu (từ 771 đến 476 TCN).

Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, Trung Thu - 15/8 là một ngày giữa mùa Thu, ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ - ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Trong sách Việt Nam phong tục của tác giả Phan Kế Bính thì tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục.

Tục rước đèn do tự đời nhà Tống, do tục truyền truyền rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên là con gái mà đi hại người. Bây giờ có viên quan Bao Công mới sức cho dân gian làm đèn con cá giống như hình nó mà đem rong chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người.

Với tục hát trống quân, theo tác giả Phan Kế Bính thì tục hát này xuất hiện từ đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ nhiều người nhớ nhà, Ông mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân.

1.3. Ý nghĩa ngày 15/8

Về ngày 15/8 nó có rất nhiều ý nghĩa, ngoài tên gọi là Tết Trung Thu thì nó còn có tên gọi khác là Tết Đoàn viên. Từ xa xưa, con người cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng, trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay.

Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu, mỗi lần trăng Rằm tháng tám đến là dịp để mọi người trong gia đình về đoàn tụ, quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, ngập ánh trăng vàng, cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả.

Trẻ em thì được phát bánh kẹo cho vui chơi, được tặng cho những món quà tuy nhỏ, đơn giả nhưng lại rất thích thú, được rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ... Các hoạt động vô cùng náo nhiệt chẳng thua kém không khí ngày lễ của các quý ông 19/11 hay ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Ngoài ra, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán vận mệnh quốc và gia mùa màng thông qua màu trăng. Nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ hưng thịnh. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ và nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó gặp nhiều thiên tai.

Như vậy, ngày 15/8 là ngày gì? đã được giải đáp nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của nó.

2. Các hoạt động ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Giống như ngày Lễ Quốc tế thiếu nhi 1/6 là dịp vui chơi của các bé thì ngày Tết Trung thu cũng diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi, náo nhiệt dành cho các bé, cụ thể như:

Rước đèn

Đây là hoạt động phổ biến trong dịp Tết Trung thu tại các vùng nông thôn, mọi nhà thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu.

Múa lân

Múa lân là hoạt động thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15. Người ta quan niệm múa lân sẽ đem lại nhiều may mắn.

Bày cỗ

Bày cỗ là hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu, những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai... và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Tuy mâm cỗ ngày Tết Trung thu đơn giản, nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa.

Khi bày mâm cỗ rồi khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.

Mâm cỗ Tết Trung Thu
Mâm cỗ Tết Trung Thu

Làm đồ chơi Trung Thu

Các món đồ chơi Trung Thu được làm phổ biến như mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn lồng và đầu sư tử. Đây là dịp để tặng quà cho các em nhỏ nên lượng lớn đồ chơi được làm trong dịp này.

Làm các loại bánh trung thu

Bánh Trung Thu là một trong những hương vị không thể thiếu để tăng thêm vị mặn nồng của Tết, trong đó có loại bánh nướng và bánh dẻo.

Bánh Trung Thu - Hương vị không thể thiếu
Bánh Trung Thu - Hương vị không thể thiếu

Hát trống quân

Hát trống quân là đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

Tục tặng quà

Tết Trung thu cũng là dịp mọi người thường trao nhau những món quà. Quà không phải là những gì to lớn mà là những hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Do vậy, tục tặng quà cũng là tăng thêm phần nào hương vị của một mùa Trung Thu lại về.

Ngắm trăng

Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán vận mệnh quốc và gia mùa màng thông qua màu trăng. Nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ hưng thịnh. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ và nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó gặp nhiều thiên tai.

3. Ngày 15/8 dương lịch là ngày gì? Sự kiện tiêu biểu

Ngày 15 tháng 8 là ngày thứ 227 (228 trong năm nhuận) trong năm Dương lịch. Trong năm 2022, ngày 15/8 dương lịch sẽ rơi vào Thứ hai (ngày Canh Tý - tháng Mậu Thân - năm Nhâm Dần).

Dưới đây, là một số sự kiện tiêu biểu diễn ra trong ngày 15/8 dương lịch:

Trong nước

  • Bắt đầu từ ngày 15/8/1945 đến 28/8/1945, Việt Nam giải phóng quân cùng toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
  • Ngày 15/8/1946, trên cơ sở 2 khu phố Đầu Lĩnh và Đằng Giang, Chính phủ ra quyết định thành lập thị xã Hưng Yên. Phố Hiến của thị xã Hưng Yên rất nổi tiếng, từ cuối thế kỷ XVI đã có nhiều người nước ngoài đến đây buôn bán.
  • Ngày 15/8/1963: Trên báo Nhân dân, số 3427, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết “Ba xây, ba chống”, ký bút danh Chiến sĩ.
  • Ngày 15/8/1989: Diễn ra Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI bàn về một số vấn đề cấp bách trong công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế.

Quốc tế

  • Ngày 15/8/1914: Kênh đào Panama chính thức khai thông sau 10 nǎm xây dựng, rút ngắn con đường hàng hải Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  • Ngày 15/8/1945: Nhật hoàng Hirohito đã đọc bài Diễn văn Gyokuen-hōsō trên đài phát thanh, bài diễn văn có nội dung tuyên bố Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh.

4. Ngày 15/8 thuộc cung gì?

Trong các cung Hoàng đạo, những người sinh vào khoảng thời gian từ 23 tháng 7 đến 22 tháng 8 thuộc cung Sư Tử. Như vậy, ngày 15/8 thuộc vào cung Sư Tử.

Sư Tử - Leo, hay còn gọi là Hải Sư là cung chiêm tinh thứ năm trong 12 cung hoàng đạo, nằm giữa độ thứ 120 và 150 của kinh độ thiên thể. Sư Tử liên kết với nguyên tố cổ điển Lửa và vì thế được gọi là cung Lửa.

Sư Tử là một trong số các cung cố định, nó là cung điện của Mặt Trời. Mỗi một cung chiêm tinh gắn liền với một bộ phận của cơ thể, được coi là nơi thể hiện sức mạnh. Sư Tử quản lý tim và xương sống. Biểu tượng của Sư Tử là một con sư tử.

Ngày 15/8 thuộc cung Sư Tử
Ngày 15/8 thuộc cung Sư Tử

Như vậy, qua bài viết trên chúng ta đã biết ngày 15/8 là ngày gì? đó là Tết Trung thu luôn gắn liền với tuổi thơ của mỗi con người chúng ta. Hy vọng rằng bài viết này cũng cấp cho bạn thêm thông tin hữu ít về ngày 15 tháng 8 là ngày gì.

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận