19 tháng 12 là ngày gì? Cột mốc lịch sử - Ngày Bác Hồ kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

19 tháng 12 là ngày gì?  Mà nhiều người vẫn thường cho rằng đó là cột mốc đánh dấu bước ngoặt lớn mang ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam? Và nếu bạn vẫn còn chưa tìm được cho mình câu trả lời lời thì bài viết này là dành cho bạn.

Hãy cùng mình đi tìm hiểu 19 tháng 12 là ngày gì cũng như những ý nghĩa to lớn xung quanh ngày đặc biệt này nhé!

19 tháng 12 là ngày gì? Bước ngoặt mang ý nghĩa lịch sử trọng đại

19 tháng 12 là ngày gì? Hoàn cảnh ra đời lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Đối với lịch sử dân tộc đây có lẽ là một ngày có ý nghĩa quan trọng khi nó đánh dấu bước chuyển mình của đất nước ta trong công cuộc giành lại tự do và độc lập. Nói đến đây chắc hẳn phần nào các bạn cũng đã đoán ra được 19 tháng 12 là ngày gì rồi phải không? 

Đúng vậy, đó là ngày mà Bác Hồ đứng ra kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập ngày 2/9/1945 vẫn chưa bao lâu, lại một lần nữa thực dân Pháp đưa ra chiến lược dùng bạo lực hòng nhằm khôi phục ách thống trị trên đất nước ta dưới sự ủng hộ của Mỹ, giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương.

Trước tình hình nguy cấp ấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ý thức được sức mạnh của cả dân tộc phải huy động nhân dân Việt Nam cốt yếu để hoàn thành nhiệm vụ cấp bách của cách mạng: thành lập và bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, dẹp nội loạn, cải thiện đời sống.

Và vào ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Với ý chí:

“Thà hy sinh tất cả, thà mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn thể dân tộc Việt Nam đã vùng lên đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

Hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Hà Nội chính thức mở đầu cuộc Kháng chiến chống Pháp vào lúc 20 giờ cùng ngày với trận địa pháo từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu địch trong thành phố với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

19/12/1946, Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến
19/12/1946, Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến

 

Sức mạnh của lời kêu gọi và tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

Lời kêu gọi của Bác tuy ngắn gọn, súc tích nhưng nó lại được ví như "ngọn lửa" thổi bùng lên tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc ẩn sâu trong mỗi trái tim của con người Việt Nam. 

Chỉ với 17 dòng ngắn ngủi nhưng lời kêu gọi lại ẩn chứa một sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đường lối cho cuộc kháng chiến là cuộc kháng chiến toàn dân, lâu dài, toàn diện, tự cường nhằm giành độc lập, thống nhất đất nước.

Hơn thế nữa, lời kêu gọi khẳng định lại yêu cầu hòa bình, ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, khát vọng hòa bình, khát vọng hòa bình để xây dựng Tổ quốc là khát vọng cháy bỏng của dân tộc ta.

Và điều đặc biệt nhất đó là lời kêu gọi ấy còn là như là một lời hịch cứu nước, có tác dụng cổ vũ, động viên, cổ vũ toàn dân vùng lên đánh giặc. Để huy động lực lượng và lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi 

“Nam, nữ, già, trẻ, không kể tôn giáo, đảng phái, dân tộc”.

“Nếu là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu lấy Tổ quốc.” 

Lời kêu gọi của Người là tiếng gọi thiêng liêng của non sông, đất nước, kêu gọi toàn dân tộc bước vào cuộc đấu tranh mới giành độc lập, tự do. 

Câu nói "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" trong một bức thư của Bác gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến càng như làm tăng thêm ý chí quyết tâm giữ gìn và bảo vệ đất nước của những con người "gác lại nghiên mực" mà đi “xẻ dọc Trường Sơn”.

Đó cũng là quan điểm rõ nhất của Hồ Chí Minh cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống một kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình. Đúng với những lời Bác đã kêu gọi "không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!"

Thành quả lịch sử của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Sau lời kêu gọi của Bác đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước, lòng tự hào dân tộc của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thì dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân đã được tiến hành trên khắp cả nước. 

Sau thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947, chiến dịch Biên giới 1950 tiếp nối chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Chúng ta tiếp tục thực hiện theo lời Bác, không khí kháng chiến ở làng quê nào cũng hừng hực, cũng đều sục sôi ý chí chiến đấu. 

Tất cả mọi người đều mang trong mình một hy vọng về ngày đất nước lập lại hòa bình. Từng đoàn xe đạp cứ nối tiếp nhau vượt đèo chuyển hàng lên Điện Biên, đâu đâu cũng sôi nổi phong trào “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “áo ấm cho chiến sĩ”

Thanh niên xung phong xẻ núi làm đường dưới bom đạn của kẻ thù. Bộ đội ta đã chịu đựng gian khổ, hy sinh “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không tàn”.

Phan Đình Giót đã sử dụng thân mình, để lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn dùng thân mình làm giá đỡ súng, La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt bỏ cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu ủng hộ tinh thần cho toàn quân... Những bông hoa của chiến công đã nở trên khắp các chiến trường, thành phố. 

Ở chiến trường miền Nam, nhân dân miền Nam cũng không cúi mình chịu cảnh làm nô lệ, nhiều đội du kích được thành lập ở các khu kháng chiến. 

Và rồi người con gái anh hùng Võ Thị Sáu (Bà Rịa-Vũng Tàu), là liên lạc viên của Đội cảnh sát xung phong Đất Đỏ, dũng cảm ném lựu đạn vào cuộc họp mít tinh của thực dân Pháp, bị bắt khi người con gái ấy chưa đủ 18 tuổi, bị giam cầm, tra tấn dã man, bị địch hành quyết xử bắn ngày 23/1/1952.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta thắng lợi trọn vẹn vào ngày 7/5/1954, “nên vành hoa đỏ, nên thiêng sử vàng” đã minh chứng cho lời nói và niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “chính ắt thắng tà" trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Kết quả của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Kết quả của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Những bài học áp dụng vào thực tiễn của sự kiện ngày 19 tháng 12 oai hùng

Tuy đất nước ta đã trải qua một thời mưa bom bão đạn gian khổ, giờ đây mảnh đất hình chữ "S" của chúng ta đang ngày càng đi lên phát triển không ngừng và rồi sự kiện 19 tháng 12 năm nào cũng đã trở thành một sự kiện quan trọng được ghi lại trong những trang sử vàng của lịch sử dân tộc.

Thế nhưng những lời kêu gọi của Bác vẫn luôn là một trong những bài học đắt giá mà con cháu đời sau vẫn luôn cần phải học hỏi và làm theo. 

Đó là tinh thần yêu nước, quật khởi của cả dân tộc. Trước kia ta không chịu cảnh nước mất nhà tan, không chịu làm nô lệ thì ngày nay dân ta không được nghèo nàn lạc hậu, không chịu tụt hậu so với bạn bè thế giới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật, phải kiên cường bảo vệ Tổ quốc.

Đó là bài học mà người lãnh đạo cần phải bám sát thực tế, đánh giá đúng tình hình, chớp lấy thời cơ, lựa chọn đúng mặt trận, quyết định kịp thời, đúng đắn, chủ động trong thế bị động.

Bài học về niềm tin vững chắc vào tình yêu nước của nhân dân ta và có đường lối cách mạng đúng đắn, đoàn kết toàn dân tộc, động viên toàn dân, xây dựng hướng tới sức mạnh to lớn của toàn dân, toàn dân tộc.

Đồng thời, Đảng ta phải luôn là người tiên phong, là tấm gương để giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Những bài học này đến ngày hôm nay vẫn rất cần và rất kịp thời đối với chúng ta trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ...

Bác Hồ phát biểu
Những bài học rút ra từ lời kêu gọi 

Một số sự kiện nổi bật khác về ngày 19 tháng 12

Ngoài là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ra kêu gọi toàn quốc kháng chiến thì bạn còn biết 19 tháng 12 là ngày gì nữa không? Cùng điểm lại thêm một số sự kiện nổi bật cũng liên quan đến ngày 19 tháng 12 này nhé! 

Sự kiện quốc tế

Một số sự kiện quốc tế có liên quan tới ngày 19 tháng 12 mà bạn có thể tìm hiểu qua:

  • Ngày sinh Albert Abraham Michelson: Albert Michelson sinh ngày 19 tháng 12 năm 1852. Ông là nhà vật lý người Mỹ gốc Phổ nổi tiếng với việc sử dụng thí nghiệm Michaelson-Morley để đo tốc độ ánh sáng. Ông nhận giải Nobel Vật lý năm 1907, trở thành người Mỹ đầu tiên nhận giải Nobel Khoa học.
  • Ngày sinh của Kim Woo Choong: Ông sinh ngày 19/12/1936. Ông nổi tiếng với việc thành lập tập đoàn đa quốc gia Daewoo. Kim Woo Choong bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng cách tiếp quản một công ty dệt may nhỏ vào cuối những năm 1960 và sau đó đã phát triển nó.
  • Chuyến bay 185 của SilkAir gặp tai nạn năm 1997: Chuyến bay SilkAir 185, dự kiến ​​bay từ Jakarta, Indonesia đến Singapore, đã bị rơi xuống sông Musi vào ngày 19 tháng 12 năm 1997, giết chết tất cả 104 người trên máy bay.
  • Tổng thống Mỹ Bill Clinton bị luận tội: Vào ngày 19 tháng 12 năm 1998, Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm Bill Clinton bị luận tội là Tổng thống Hoa Kỳ thứ hai. Bill Clinton bị buộc tội khai man và cản trở công lý. 
  • Ngày mất của Herbert C. Brown: Ông nhà hóa học người Mỹ đã nhận giải Nobel Hóa học năm 1979 cho công trình nghiên cứu về organoboranes. Ông qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 19 tháng 12 năm 2004 tại một bệnh viện ở Lafayette, Indiana.
Sự kiện quốc tế
Sự kiện quốc tế

Sự kiện trong nước

Ngoài là ngày Bác đứng ra kêu gọi toàn quốc kháng chiến thì ngày 19 tháng 12 cũng gắn nhiều sự kiện nổi bật mà có thể bạn sẽ quan tâm:

  • Ngày thành lập Trung đoàn không quân 916 : Đây cũng là ngày truyền thống của Trung đoàn không quân 916. Vào ngày 19/12/1975, Trung đoàn Không quân 916 (Đoàn Không quân Ba Vì) thành lập với 10 chiếc máy bay trực thăng Mi-6, Mi-8 và hơn 10 tổ bay của Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5 thuộc Lữ đoàn Không quân Vận tải 9191. Nhiệm vụ của Trung đoàn 916 cùng với các đơn vị Không quân Tiêm kích và Không quân Tiêm kích bom là bảo vệ vùng trời,vùng biển và các đảo của Tổ quốc.
  • Ngày sinh Nguyễn Háo Vĩnh: Ông sinh ngày 19 tháng 12 năm 1893. Ông là nhà báo, nhà văn và doanh nhân Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Ông là con trai của Nguyễn Háo Văn, một thành viên tích cực của phong trào Minh Tân.
  • Ngày mất của Nguyễn Sĩ Sách: Ông là một nhà cách mạng Việt Nam. Từ lúc trẻ, ông đã tham gia vào con đường cứu nước, dự lễ truy điệu Phan Châu Trinh và đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Ngày 19 tháng 12 năm 1929, Nguyễn Sĩ Sách đã hy sinh khi bị bắn vào lưng khi cố gắng vượt ngục. 
  • Ngày sinh của Vũ Mão: Vũ Mão (sinh ngày 19 tháng 12 năm 1939) là một chính trị gia, nhà thơ và nhạc sĩ Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ: Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Quốc vụ viện;…

 Xem thêm các sự kiện nổi bật trong tháng 12:

19 tháng 12 thuộc cung gì?

Theo cung hoàng đạo, ngày 19 tháng 12 là cung nhân mã (22/11 - 21/12). Một số điều cần biết liên quan đến cung nhân mã:

  • Tên tiếng anh: Sagittarius
  • Con số may mắn: Số 1
  • Sao chủ quản : Mộc tinh
  • Tính cách: Nhân Mã thường có tính cách tự do và thoải mái. Những người thuộc cung hoàng đạo Nhân Mã luôn lạc quan và yêu tự do. Sự đáng yêu và khả năng giao tiếp tốt cũng giúp Nhân Mã kết giao được với nhiều bạn bè.
  • Ưu điểm: Sâu sắc, dũng cảm, kiên định không lay chuyển
  • Nhược điểm: Sâu xa khó đoán trước, hay phiền muộn, dễ chán nhanh chóng.
  • Màu sắc: Màu sắc hợp với bạn là màu vàng, nâu vàng, màu hung, cam.
19 tháng 12 là cung Nhân Mã
19 tháng 12 thuốc cung Nhân Mã

Ngày 19 tháng 12 quả là một ngày ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc phải không? Thành Trung Mobile hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức và niềm tự hào về lịch sử nước nhà cũng như đã giải đáp được thắc mắc của bạn về 19 tháng 12 là ngày gì rồi nhé! 

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận