26 tháng 11 là ngày gì? Cầu Thăng Long - "Công trình thế kỷ" mang đậm dấu ấn lịch sử

26 tháng 11 là ngày gì? có sự kiện gì đã xảy ra trong ngày này mà mọi người thường hay nhắc đến nó mỗi khi nghĩ đến chiếc cầu Thăng Long? Để bạn giải tỏa những thắc mắc mà chưa tìm được ra lời giải đáp thì hãy cùng mình đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

26 tháng 11 là ngày gì? "Công trình thế kỷ" cầu Thăng Long

26 tháng 11 là ngày gì? Vào ngày 26/11/1974, cầu Thăng Long chính thức được khởi công xây dựng. Ban đầu do Trung Quốc xây dựng nhưng đến năm 1978, Trung Quốc ngừng giúp đỡ và rút hết chuyên gia về nước dẫn đến dự án bị bỏ dở.

Sau đó, Liên Xô nhận viện trợ để hoàn thành việc xây dựng cầu Thăng Long trên cơ sở Hiệp định liên Chính phủ giữa Việt Nam và Liên Xô do Liên Xô ký ngày 3 tháng 11 năm 1978. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 6 năm 1979 và về cơ bản hoàn thành vào năm 1985.

Trong quá trình xây dựng, phía Liên Xô của cầu đã cung cấp 49.000 tấn sắt thép các loại, 26.000 tấn thép dầm cầu, gần 60.000 tấn xi măng chất lượng cao và hàng trăm tấn máy móc thiết bị thi công sẵn có như cẩu lắp ráp tải trọng lớn, hệ thống hàn tự động, máy xúc, máy ủi, xe lu, ca nô,…

Tham quan công trường
Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen, thứ 3 từ trái sang), Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giao thông vận tải Đồng Sĩ Nguyên (thứ 2 từ trái sang) và các chuyên gia Liên Xô tham quan công trường vào ngày 5-11-1983

Và sau nhiều nỗ lực của các kỹ sư, công nhân nước ta và Liên Xô cầu Thăng Long chính thức được khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985 sau 11 năm xây dựng. Cây cầu được coi là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Xô.

Cầu Thăng Long có hai tầng. Hai tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ ray 1.435 mm) chạy phía dưới ở giữa, hai bên là đường thô sơ 3,5m (ô tô 10 tấn đi được). Tầng trên là đường cao tốc rộng 15m cho 4 làn xe; hai bên có khu dành cho người đi bộ rộng 1,5 m. 

Tổng chiều dài trên đường sắt (tầng dưới) hơn 5,5km, trên đường cao tốc (tầng trên) hơn 3,1km, theo đường thô sơ là hơn 2,6km. Với tổng chiều dài khoảng 10,7km, cầu Thăng Long là cây cầu dài nhất Việt Nam vào thời điểm đó. 

Tất cả các trụ cầu đều sử dụng móng cọc móng hình ống phi 55cm. Những công nghệ tối tân, hiện đại nhất cũng được sử dụng cho cây cầu, xứng đáng với cái tên “công trình thế kỷ”, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ. 

Khởi công xây dựng cầu Thăng Long
26/11/1974 khởi công xây dựng cầu Thăng Long

Một số sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế vào ngày 26 tháng 11

Ngoài là ngày cây cầu "của tình hữu nghị Việt - Xô" được khởi công xây dựng thì bạn có còn biết 26 tháng 11 có những sự kiện gì nữa hay không? Hãy cùng tìm hiểu thêm một số sự kiện nổi bật trong nước cũng như quốc tế có liên quan đến ngày 26 tháng 11 nhé. 

1. Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Những sự kiện có liên quan trong nước

  • Ngày 26/11/1946, Bác Hồ đã ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành thương mại nước ta. Từ đó đến nay, ngành thương mại đã không ngừng phấn đấu, trưởng thành, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng với nền kinh tế cả nước.
  • Ngày 26/11/1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị số 83CT/TW về việc cấp thẻ Đảng viên. Việc làm này là rất quan trọng, có ý nghĩa chính trị giáo dục sâu sắc, nhằm nâng cao hơn nữa ý thức Đảng, đưa công tác đảng viên vào nền nếp, ngăn chặn các phần tử xấu xâm nhập vào đảng.
  • 26/11/1963, nhà máy điện Uông Bí (Quảng Ninh) hòa vào lưới điện miền Bắc nước ta.
Sự kiện trong nước
Bác Hồ ký sắc lệnh

2. Những sự kiện có liên quan ở quốc tế 

  • 26/11/2008: Một số thành viên được cho là thuộc tổ chức Lashkar-e-Taiba tiến hành 12 vụ tấn công phối hợp tại Mumbai, thành phố lớn nhất tại Ấn Độ.
  • 26/11/1990: Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải được phê chuẩn thành lập.
  • 26/11/1924: Đảng Nhân dân Mông Cổ tuyên bố phế bỏ chế độ quân chủ, thành lập Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
  • 26/11/1789: Lễ Tạ ơn được tiến hành ở quy mô quốc gia tại Hoa Kỳ theo đề nghị Tổng thống George Washington và được Quốc hội phê chuẩn.

3. Dấu ấn Bác Hồ và ngày 26 tháng 11

Ngày 26/11/1953, trước câu trả lời của chủ bút tờ "Expressen" của Thụy Điển về câu hỏi:

"Nếu một nước trung lập đứng ra dàn xếp để những đại biểu của tư lệnh đối phương được gặp Cụ thì Cụ có nhận không? 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời

“Sẽ được hoan nghênh,nhưng việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp”. Thông điệp quan trọng này đã mở đầu cho tiến trình dẫn đến hội nghị Geneva. 

Bác Hồ trả lời phóng viên
Bác Hồ trả lời phóng viên

Trong cùng ngày 26/11/1953, trong bài “Tích cực và nóng nảy” đăng trên báo Nhân Dân, Bác phân tích:

“Tích cực là gắn liền khí khái cách mạng với tinh thần thực tế. Tích cực thì mọi việc đều thành công. Nóng nảy là một thứ bệnh tiểu tư sản, làm việc mà nóng nảy thì nhất định thất bại”.

Dấu ấn Bác Hồ
Dấu ấn Bác Hồ

Ngày 26/11/1959, dự Hội nghị Trung ương bàn về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Bác Hồ nêu ý kiến: “có cải thiện đời sống nhân dân thì đấu tranh thống nhất nước nhà mới thắng lợi”.

Ngày 26/11/1962, Bác dự họp Bộ Chính trị bàn về thu chi tài chính năm 1963 và phát biểu: 

“Mấy năm nay ta vừa làm vừa học. Điều rất tốt là ta đó thấy được khuyết điểm, thấy được các mặt không cân đối, thấy được sự lãng phí sức người sức của. 

Nhưng thấy được bệnh rồi, mấy người thầy thuốc phải ngồi lại tìm đơn thuốc mà chữa, chứ cứ nói mãi mà chắp chắp vá vá thì không được. Cần có một số đồng chí cương quyết tìm ra bài thuốc cho bệnh, tìm ra được rồi thì phải cắt thuốc, không thì năm nào cũng nói đi nói lại mãi. 

Kết quả lớn là thấy được khuyết điểm, nhưng kết quả lớn hơn nữa là phải chữa cho được. Đề nghị Bộ Chính trị cử một số đồng chí ngồi lại, cần thì sáu tháng, hàng tuần dành hẳn mấy ngày làm việc để nghiên cứu tìm ra thuốc đó, phải định những chính sách gì, những kỷ luật gì, đều phải xem xét chu đáo”.

Ngày 26/11/1963, Báo “Nhân Dân” đăng bài “Cần phải tổ chức ngay đội thủy lợi”. Trong bài Bác có đưa ra quan điểm: 

“Muốn cho nhân dân ăn no, thì phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Muốn phát triển tốt nông nghiệp thì phải làm tốt thủy lợi”.

Và kết thúc bài báo bằng lời thơ động viên:

“Đêm trăng đưa nước tưới đồng/Một tấc nước bạc là trăm bông lúa vàng/Đội thủy lợi phải sẵn sàng/Thủy lợi càng tốt, dân càng ấm no”.

26 tháng 11 thuộc cung gì?

Theo cung hoàng đạo, những bạn sinh ngày 26/11 thuộc cung nhân mã (22/11 – 21/12).

Một số đặc điểm về cung Nhân Mã

  • Sự nghiệp: Dù bạn có vất vả nhưng hãy nghĩ đến thời gian qua mình đã vất vả như thế nào để mà cố gắng nhé.
  • Tình cảm: Trong chuyện tình cảm, bạn được cả gia đình ủng hộ nên không có điều gì cần phải lo ngại cả.
  • Tài chính: Đừng để bản thân lâm vào tình trạng vay nợ liên miên khi bạn không dùng tiền đúng cách.
  • Quý nhân: Bảo Bình, Cự giải
  • Con số may mắn trong ngày: 46, 50
  • Tính cách: Nhân Mã thường có tính cách tự do và thoải mái. Những người thuộc cung hoàng đạo Nhân Mã luôn lạc quan và yêu tự do. Sự đáng yêu và khả năng giao tiếp tốt cũng giúp Nhân Mã kết giao được với nhiều bạn bè.
  • Lời khuyên: Hãy nhớ rằng bạn càng thoải mái với chính mình, bạn sẽ càng thoải mái hơn với người khác.
26 tháng 11 là cung Nhân Mã
26 tháng 11 là cung gì? 

Tham khảo thêm các bài về sự kiện trong tháng 11:

Trên đây là một số điều thú vị liên quan đến ngày 26 tháng 11 mà Thành Trung Mobile đã tổng hợp. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ có thể cung cấp bạn biết thêm được nhiều kiến thức không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế và cũng như đã giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi 26 tháng 11 là ngày gì rồi nhé!

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận