[26/4] là ngày gì? Vì sao chọn là ngày sở hữu trí tuệ thế giới?

26-4 là ngày gì? Bật mí cho các bạn đọc cùng biết thì đây chính là dịp kỷ niệm ngày sở hữu trí tuệ thế giới, nhằm khơi gợi sự sáng tạo, học hỏi không ngừng nghỉ ở mọi người, đặc biệt là giới trẻ, hướng đất nước tới một tương lai bền vững.

Nhiều bạn sẽ thắc mắc hoàn cảnh ra đời cũng như những sự kiện đặc biệt liên quan đến ngày 26/4. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

26-4 là ngày gì? Ngày sở hữu trí tuệ thế giới

Nguồn gốc ra đời

Phái đoàn Trung Quốc tại WIPO (World Intellectual Property Organization - Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) đã đưa ra đề xuất thông qua “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới” vào ngày 09/8/1999. Vào tháng 10/1999, Hội đồng WIPO - một trong những cơ quan có chuyên môn của Liên Hợp Quốc tuyên bố lấy ngày 26/4 hàng năm làm “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới”

Thông điệp của WIPO trong hai năm gần đây:

  • Năm 2021: Sở hữu trí tuệ & Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Mang ý tưởng của bạn đến với thị trường.
  • Năm 2022: Sở hữu trí tuệ và Thế hệ trẻ đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa ngày sở hữu trí tuệ thế giới

Ý nghĩa của ngày sở hữu trí tuệ thế giới là để nâng cao nhận thức về sự ảnh hưởng của bằng sáng chế, thương hiệu, quyền tác giả đến cuộc sống thường ngày cũng như đây là dịp để biểu dương, khen ngợi các cá nhân có đóng góp to lớn vào sự phát triển đất nước trên toàn cầu.

Như hiện nay, trong bối cảnh đại dịch COVID - 19 toàn cầu, thông điệp của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới ý nghĩa hơn bao giờ hết. Đó là khẳng định vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuyến khích đổi mới sự sáng tạo, phục hồi kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu bởi đại dịch Covid-19.

Với quyền sở hữu trí tuệ, một ý tưởng "lóe" lên trong đầu bạn vẫn có cơ hội thành một ý tưởng kinh doanh, góp phần tạo ra những giá trị tích cực, phát triển cộng đồng nơi bạn sinh sống.

Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Tại nước ta cơ quản quản lý trí tuệ thuộc Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, tiền thân là Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam. Tổ chức được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) số 08/2000/QĐ-BTCCBCP ngày 02/2/2000.

Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thành lập với mục đích là tập hợp mọi Hội viên, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau trong những hoạt động sở hữu trí tuệ, cống hiến tích cực vào xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Định hướng phát triển của Sở hữu trí tuệ Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 1068/QĐ- TTg ngày 22/8/2019 của thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cụ thể như sau:

"1. Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

3. Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể.

4. Tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII):

a) Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 - 18%/năm;

b) Số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6 - 8%/năm;

c) Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 - 10%/năm;

d) Số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 - 14%/năm, 10 - 12% trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng với việc hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN+.

5. Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao:

a) Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng, đẩy mạnh; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 - 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; có ít nhất 1 - 2 giống cây trồng được khai thác quyền ở nước ngoài; số lượng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng đáng kể;

b) Phát triển được một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên và có lợi thế cạnh tranh, gia tăng đáng kể đóng góp của các ngành này vào tăng trưởng GDP;

c) Chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

d) Phát triển được các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả và quyền liên quan nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo đa dạng, chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2030 doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả, quyền liên quan đóng góp khoảng 7% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội."

Một số hoạt động tổ chức kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới ở Việt Nam:

  • Tổ chức cuộc thi viết bài luận, báo cáo về Sở hữu trí tuệ.
  • Tôn vinh những thành tựu nổi bật của một doanh nghiệp, tác giả, nhà sáng chế, nghệ sĩ sáng tạo...
  • Tổ chức các buổi hội thảo nhằm tuyên truyền, khuyến khích giới trẻ sáng tạo trong công việc và xã hội…
26-4 là ngày gì 1
26-4 là ngày gì? Ngày sở hữu trí tuệ thế giới

Sự kiện nổi bật khác về ngày 26-4

26-4 là ngày gì? Sự kiện trong nước

Ngày 26/4/1962: Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết về cuộc vận động “Ba xây - Ba chống” (nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu đối với cơ quan hành chính nhà nước)

Ngày 26/4/1955: Trường Huấn luyện bờ biển (Trường Sĩ quan hải quân) là tiền thân của Học viện Hải quân ngày nay được thành lập với các nhiệm vụ: Đào tạo và bổ túc các sĩ quan hải quân có trình độ đại học.

Ngày 26/4/1964: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá II diễn ra ở miền Bắc, với các số liệu thống kê có được như sau: tổng số đại biểu được bầu là 366, tổng số cử tri là 8.775.002, tổng số người ứng cử là 488.

Ngày 26/4/1976: Viện nghiên cứu hạt nhân trực thuộc Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước được thành lập. Năm 1984, viện đã đổi tên thành Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia. Tuy nhiên, từ năm 1993 cho đến nay Viện lấy tên là Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu việc sử dụng năng lượng trong kinh tế và đời sống.

Ngày 26/4/1981: Cả nước đã bầu đại biểu Quốc hội khoá 7, có nhiệm kỳ từ 6/1981 – 6/1987, tổng cộng có 12 kỳ họp.

Thế giới

Ngày 26/4/1798: Ngày sinh của Eugène Ferdinand Victor Delacroix – một họa sĩ tài ba người Pháp. Ông là “cây đại thụ” trong lĩnh vực trữ tình hội họa. Năm 1830, tác phẩm “Liberty Leading the People” đã khắc họa hình ảnh nữ thần tự do dẫn đoàn người khởi nghĩa đã góp phần làm nên tên tuổi của ông. Ông mất ngày 13-8-1863, tại Paris, thọ 65 tuổi.

Ngày 26/4/1900: Ngày sinh của nhà địa chấn học người Mỹ - Charles Richter. Tên ông đã được đặt làm hệ thang đo cường độ địa chấn mà mọi người thường hay thấy.

Ngày 26/4/1937: Một thành phố nhỏ của Xứ Baques, Tây Ban Nha đã bị 41 chiếc máy bay của nhà độc tài Hitler và 13 máy bay của phát xít Ý ném bom hủy diệt trong cuộc nội chiến, khiến trên 1.000 người thiệt mạng.

Ngày 26/4/1986: Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl thuộc Ukraine ngày nay làm ít nhất 31 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người khác phải sơ tán. 

  • Ở Ukraine, diện tích bị nhiễm phóng xạ khoảng tới 50.000 km2 và hiện vẫn còn hơn 3 triệu người bị ảnh hưởng phóng xạ. 
  • Nước “láng giềng” – Nga cũng bị ảnh hưởng không kém, diện tích phóng xạ gần 60.000 km2 với dân số 2,6 triệu người.

Ngày 26/4/1994: Bầu cử dân chủ đa sắc tộc tại Nam Phi. Tại cuộc bầu cử, lãnh tụ ANC (Đảng Đại hội Dân tộc Phi ) ông Nelson Mandela đã được bầu làm Tổng thống và ông cũng là vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước này, sự kỳ thị chủng tộc về màu da của quốc gia này không còn nữa.

Ngày 26/4/1998: Thủ tướng Canada Jean Chretien ghé thăm Cuba để ký Hiệp định hợp tác về Văn hóa, Y tế, Trao đổi thông tin và chuyên gia thể thao. Đây là hành động giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước.

Ngày 26/4/2005: Kết thúc 29 năm hiện diện của Syria tại Liban.

Ngày 26/4/2010: Núi lửa Santiaguito nằm tại bang Quetzaltenango, miền Tây Guatemala đột ngột phun trào, ít nhất 6 tỉnh xung quanh bị tro bụi bao phủ, phá hỏng mùa màng. Núi lửa có độ cao 2.500 m được các nhà khoa học ước tính đã bắt đầu hoạt động hoạt động từ 30.000 năm trước, hình thành những cột dung nham cao tới 1.400 m.

Ngày 26/4/2012: Các nhà khoa học Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh RISAT - 1 chụp hình ảnh bằng radar đầu tiên do nước này sản xuất. Đây là lần thứ 20 Ấn Độ phóng vệ tinh thành công.

26-4 là ngày gì 2
26-4 là ngày gì? Ngày các nhà khoa học Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh RISAT - 1

26-4 cung gì?

Câu trả lời cho những bạn thắc mắc “sinh 26-4 là cung hoàng đạo gì?” thì là cung Kim Ngưu (20/4 -19/5) nhé! Sau đây là một vài sự thật thú vị ở Kim Ngưu mời bạn đọc cùng điểm qua:

Cung Kim Ngưu:

  • Ngày sinh: 20/4 -19/5.
  • Vị trí cung: Đứng thứ 2 trong cung hoàng đạo.
  • Phẩm chất hoàng đạo: Ổn định.
  • Nguyên tố: Đất.
  • Biểu tượng: Con bò đực, đại diện cho sức mạnh kiên định, vững vàng.
  • Sao chiếu mệnh: Sao Kim.
  • Đá may mắn: Ngọc bích, ngọc lục bảo, ngọc lam.
  • Màu sắc phù hợp: Xanh lục, hồng.
  • Con số may mắn: 2 và 8.
  • Điểm mạnh: Kiên định, cầu toàn và có trách nhiệm với công việc.
  • Điểm yếu: Bướng bỉnh, dễ nổi nóng.
  • Cung hợp: Xử Nữ, Ma Kết.
  • Cung khắc: Bọ Cạp.

Đặc điểm tích cực:

  • Bạn là người sở hữu tố chất lãnh đạo và khó có điều gì làm bạn chùn bước.
  • Khi yêu ai, bạn cực kỳ chung thủy và quan tâm, chăm sóc chu đáo cho người yêu mình
  • Bạn “tôn thờ” lối sống bền vững, luôn muốn bản thân ổn định (nghề nghiệp, sức khỏe...)
  • Bạn hoàn thành tốt những công việc được giao phó vì bạn hiểu được giá trị công việc bạn được đảm nhận.

Đặc điểm tiêu cực:

  • Bạn hơi e dè, không sẵn sàng để đón nhận những kiến thức mới.
  • Nếu người khác không đồng điệu với suy nghĩ của bạn, bạn thường có xu hướng chỉ trích và đánh giá họ.
  • Bạn không dễ tin vào người khác, đôi khi điều này làm những người xung quanh bạn khó chịu.
  • Bạn cũng khá độc đoán trong lối sống và cách suy nghĩ.
26-4 là ngày gì 3
26 tháng 4 là cung gì? 26-4 thuộc cung Kim Ngưu

8/3 là ngày gì? Những thông tin thú vị về ngày Quốc tế Phụ nữ

2/9 là ngày gì? Giá trị lịch sử và ý nghĩa của ngày Quốc Khánh 2/9

26-4 là ngày gì trong tình yêu

Tuổi trẻ ngày nay là một nguồn sáng tạo và tri thức vô hạn vẫn chưa được khai thác hết. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc hiểu hơn về 26-4 là ngày gì

Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết này!

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận