30 tháng 4 là ngày gì? Viết nên trang sử chói lọi của dân tộc Việt Nam

30 tháng 4 là ngày gì? Mỗi người dân Việt Nam chắc hẳn ai cũng biết về ngày này, ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, đây là một ngày lễ lớn trong năm và có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Nhưng để hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử ngày 30 tháng 4 thì không phải ai cũng biết rõ. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về ngày đại thắng 30 tháng 4 - một trang sử hào hùng của dân tộc ta nhé!

30 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử ngày lễ lớn

Vậy 30 tháng 4 là ngày gì và có ý nghĩa như thế nào ? Đây là ngày Giải phóng miền Nam, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, bất kỳ ai đã từng trải qua giai đoạn đó sẽ không thể nào quên được. Ngày mà sự vui mừng của sự thống nhất nước nhà, gặp gỡ người thân sau cuộc chiến tranh tàn khốc...

Lịch sử của nước ta là một trang đấu tranh đẫm máu với "1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc tây, 20 năm nội chiến tàn khốc" cho nên khoản khắc độc lập dân tộc có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Dưới đây là nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 30/4 trọng đại.

30 tháng 4 là ngày gì? Lịch sử ra đời ngày 30 tháng 4

30/4 là ngày gì? ý nghĩa và lịch sử ra đời?
30/4 là ngày gì? ý nghĩa và lịch sử ra đời?

 

Ngày 30 tháng 4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính thức kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn.

Hàng năm vào ngày này, người dân sẽ có dịp nhìn lại một trang sử hào hùng ghi dấu chiến công lẫy lừng của dân tộc.

Bối cảnh lịch sự

  • Cuối năm 1974, khi cục diện chiến trường có chiều hướng thay đổi tích cực, có lợi cho ta, Bộ Chính trị họp bàn và đi đến quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975. 
  • Mệnh lệnh “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.
  • Tổng Tư lệnh - Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương truyền đi khắp chiến trường như một làn sóng cổ vũ tinh thần chiến đấu và quyết tâm chiến thắng của toàn thể quân dân Việt Nam.

Lịch sử ra đời ngày 30 tháng 4

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam và liên tiếp giành thắng lợi. Cuối tháng 4/1975, quân ta ào ào như vũ bão, tiến vào giải phóng Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đi đến thắng lợi cuối cùng, non sông Việt Nam thu về một mối, sự kiện nổi bật:

Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 quân đoàn ở 5 hướng tấn công, vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn. 

  • Vào lúc 11h30’ ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, non sông Việt Nam thống nhất.
  • Đánh dấu sự kiện Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mầu của chính thể Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 
  • Sau đó, để ghi nhận sự kiện này cũng như ghi nhớ công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sài Gòn đã đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.
Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập
Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập

Ý nghĩa ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 

Ngày 30/4 là ngày lễ toàn dân mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, chứng minh cho sức mạnh đoàn kết, truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc. 

Làm nên chiến thắng đó, Việt Nam đã phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng. Việt Nam có truyền thống yêu nước, không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược; người Việt Nam khát khao độc lập, yêu chuộng hòa bình, quyết tâm thống nhất non sông.

Và đặc biệt, trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại này, dân tộc Việt Nam, Nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ quý báu, kịp thời của bạn bè, đồng chí và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Những yếu tố đó đã hợp sức làm nên sức mạnh vĩ đại - sức mạnh Việt Nam.

Chiến thắng lịch sử 30/4 là biểu tượng sáng ngời cho sự thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trí tuệ và con người Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Tăng thêm sức mạnh và cổ vũ các trào lưu cách mạng thời đại, cũng cố niềm tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên thế giới đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc.

Ngày nay, tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, mỗi năm đến ngày này chúng ta có quyền tự hào về ngày 30/4 cũng như tưởng nhớ sự hy sinh của biết bao đồng bào dân tộc đã ngã xuống vì sự độc lập, tự do. 

Các hoạt động thường diễn ra chào mừng ngày 30/4

Vào ngày 30/4 cả nước tưng bừng diễn ra các hoạt động chào mừng, tiêu biểu như:

1. Tổ chức mít tinh, diễu hành, diễu binh chào mừng

Sự kiện có sự tham gia của hàng vạn quân nhân các đơn vị thuộc lực lượng võ trang và quần chúng nhân dân đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia mít tinh, diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mít tinh chào mừng thường có biểu diễn khai mạc vô cùng hoành tráng, đoàn người, đoàn xe sẽ cùng nhau nối tiếp trong không khí hân hoan của của nước.

Các hoạt động chính:

  • Chào cờ, hát Quốc ca.
  • Thủ tướng và các quan chức cấp cao phát biểu và đọc diễn văn khai mạc.
  • Diễu hành, diễu binh với sự góp mặt của nhiều tầng lớp nhân dân trong cả nước.
  • Tổ chức ca nhạc, ca múa góp vui cho ngày hội.
Diễu hành tại Lễ kỷ niệm 30/4
Diễu hành tại Lễ kỷ niệm 30/4
Lễ diễu binh mừng ngày Lễ 30/4
Lễ diễu binh mừng ngày Lễ 30/4

2. Tổ chức viếng nghĩa trang liệt sỹ

Một hoạt động không thể thiếu vào ngày 30/4 là tổ chức viếng nghĩa trang liệt sỹ, mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của toàn dân Việt Nam đối với thế hệ cha ông đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngoài ra, không quên thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, đó là dịp tri ân cũng như để thế hệ trẻ hiểu sâu về ngày 30/4 và ghi nhớ, rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho đất nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: 

“Chăm lo cho thiếu nhi là chăm lo cho thế hệ măng non tương lai của đất nước”. Người đặt niềm tin: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Và như chúng ta đều biết, thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia. Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh; trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên.

Vì vậy "măng non" và thanh nhiên cần được nung đúc và định hướng đúng đắn và việc ôn lại ý nghĩa của ngày 30/4 có vai trò quan trọng đối với lứa tuổi này, mà việc đi các hoạt động thực tế, tiếp xúc với người đã trải qua cuộc chiến tranh ác liệt lại càng giúp hiểu sâu sắc hơn ngày 30/4, hiểu rõ hơn truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. 

3. Tổ chức ngày hội thể thao

Vào ngày lễ 30/4 thường tổ chức hội thao, hoạt động này vừa là dịp để tăng cường thi đua rèn luyện sức khoẻ và giao lưu học hỏi giữa các đơn vị. Nhiều bộ môn thể thao được chọn thi vào dịp này sẽ tập trung các môn mang tính đồng đội như bóng đá, bóng chuyền, đua xe đạp, bóng rổ…

Tuỳ từng điều kiện và quy mô của giải mà lựa chọn môn thể thao cho phù hợp. Qua các hoạt động thể thao góp phần gắng kết và thúc đẩy cùng nhau phát triển.

Hoạt động này thường diễn ra rất sôi nổi và quyết liệt, được mọi người tích cực tham gia. Hòa cùng không khí kỷ niệm ngày lễ lớn của cả dân tộc, đây được xem là ngày hội vô cùng ý nghĩa để gắn chặt tình đoàn kết của người dân Việt Nam.

4. Tổ chức hoạt động văn nghệ

Nếu như đã có thể thao thì không thể thiếu các hoạt động văn nghệ, sự chỉnh chu và đầu tư của từng tiết mục văn nghệ là yếu tố tạo nên sự thu hút và yêu thích đối với hoạt động này.

Nhằm phát hiện và tạo điều kiện cho những cá nhân có năng khiếu văn nghệ, thúc đẩy phong trào văn nghệ của đơn vị ngày càng lớn mạnh. Qua đó, không chỉ tạo thêm không khí vui tươi cho ngày lễ 30/4, tổ chức văn nghệ còn để thể hiện sự đoàn kết, tinh thần sáng tạo của cả tập thể.

Cũng như là dịp để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và gợi nhớ ý nghĩa ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, thông điệp truyền tải vào tim mỗi người qua những lời ca tiếng hát.

Cuối buổi văn nghệ là phần trao giải thưởng cho những cá nhân, tập thể xuất sắc nhằm động viên và thích lệ thi đua giữa các đơn vị tham gia, tăng thêm sự hấp dẫn và chất lượng chuyên môn của phong trào văn nghệ.

Diễn văn nghệ chào mừng lễ 30/4
Diễn văn nghệ chào mừng lễ 30/4

5. Hoạt động nghỉ dưỡng, ăn uống, vui chơi

Vậy là chúng ta đã hiểu ngày 30 tháng 4 là ngày gì rồi. Đây cũng là một ngày lễ lớn được phép nghỉ trong năm. Một số người sẽ tận dụng ngày lễ 30/4 để cùng với gia đình đi nghỉ dưỡng, ăn uống, vui chơi vì thế vào những ngày ngày tất cả khu du lịch, vui chơi, quán ăn đầy ắp người. Các hoạt động diễn ra vô cùng sôi nổi được các công ty du lịch tạo ra để chào đón một lượng lớn khách tham quan.

Dịp lễ là thời gian để mọi người cùng nhau thư giãn, vui đùa và khám phá mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống sau khoảng thời gian học tập, lao động căng thẳng, lấy năng lượng để hăng say lao động và học tập.

Quy định nghỉ lễ ngày 30/4 như thế nào? Thời gian nghỉ lễ 30/4 năm 2023

Quy định nghỉ lễ ngày 30/4 

Ngày nghỉ lễ 30/4 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019, cụ thể tại Điểm C khoản 1, Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019 quy định: ngày Chiến thắng 30-4 là ngày lễ trong năm mà người lao động được nghỉ việc và hưởng nguyên lương.

Lưu ý

  • Lịch nghỉ trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
  • Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp.

Thời gian nghỉ lễ 30/4 năm 2023

Nói tới đây, chắc bạn sẽ thắc mắc năm 2023 lễ Giải phóng sẽ rơi vào ngày nào và có lịch nghỉ lễ 30/4 như thế nào đúng không? 

À, lễ 30 tháng 4 năm 2023 rơi vào ngày chủ nhật, vì vậy người lao động sẽ nghỉ bù vào ngày thứ 2. Do đó khả năng sẽ được nghỉ 3 ngày liên tiếp.

Kết luận

30 tháng 4 là một ngày ghi dấu lịch sử hào hùng của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị của thực dân, mở ra kỷ nguyên mới của độc lập, tự do và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Là một con người Việt Nam, chúng ta tự hào và nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội, đất nước, mong muốn góp phần nhỏ sức mình vào sự phát triển, xây dựng quê hương giàu đẹp để xứng đáng với bao công sức của thế hệ đi trước đã chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giữ nước, giải phóng dân tộc.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước - 30/4. Hy vọng rằng thông qua bài viết này Thành Trung Mobile đã giúp các bạn hiểu rõ hơn 30 tháng 4 là ngày gì? Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận