5/6 là ngày gì? Ngày Môi trường Thế giới hay Bác Hồ ra đi cứu nước?
Ngày 5/6 là ngày gì? đây là một ngày ngày rất ý nghĩa với toàn thể dân tộc Việt Nam khi có một người đánh đổi cả đời người để ra đi tìm đường giải phóng cho một dân tộc bị áp bức, đó là ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại bến nhà Rồng.
Bên cạnh sự kiện đó thì xoay quanh ngày 5/6 là gì? còn rất nhiều sự kiện ý nghĩa khác như ngày Môi trường Thế giới. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về ngày đặc biệt này nhé.
Mục lục
1. Ngày 5/6 là ngày gì? Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại bến nhà Rồng
1.1. Vì sao có ngày này?
Khi nhắc đến ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, tôi lại nhớ đến bài thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Người đi tìm hình của nước”.
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
- Chế Lan Viên-
Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân rơi vào cảnh thống khổ lầm than, được kế thừa truyền thống yêu nước, Bác Hồ đã nung nấu con đường ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 02/6/1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đến Cảng Nhà Rồng xin làm việc ở tàu Đô đốc Latuso Tơrêvin của hãng vận tải Hợp nhất.
Ngày 03/6/1911, người thanh niên này được giới thiệu và nhận vào làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latuso Tơrêvin, nhận thẻ nhân viên của tàu, Bác tiếp tục lấy một cái tên mới đó là Văn Ba.
Ngày 05/6/1911, từ Bến Nhà Rồng, với cái tên Văn Ba, Người chính thức ra đi tìm đường cứu nước với công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp. Khi ra đi, Bác chỉ với tư cách là một người lao động, khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng mà không ai biết đến.
Nhưng với một ý chí mãnh liệt, một nghị lực phi thường, một mình với cuộc hành trình 30 năm đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Như vậy, xoay quanh việc ngày 5/6 là ngày gì? thì đó là một ngày vô cùng ý nghĩa, yếu tố đầu tiên cho công cuộc giải phóng, giành lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam.

1.2. Ý nghĩa lịch sử
- Thứ nhất, ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, đã tìm thấy lý luận cho cách mạng Việt Nam đó là chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã đặt nền móng cho lý luận cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
Từ đó, chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc, không giống các bậc tiền bối đã thất bại trước đó như cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh hay nhiều các cuộc khởi nghĩa khác đều thất bại trước thực dân Pháp.
Việc tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin đã tìm thấy đường lối phát triển đúng đắn cho dân tộc, phù hợp với tiến bộ của nhân loại và xu thế của thời đại. Bác Hồ đã đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường cho phong trào yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam vươn lên tầm thời đại.
Từ lý luận mà Bác tiếp thu trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, đã trở thành biểu tượng sáng ngời trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sau ngày giải phóng, lý luận luôn là kim chỉ nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Thứ hai, quá trình ra đi tìm đường cứu nước đã hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa yêu nước của Bác đó là sự kết hợp hài hoà của tư tưởng yêu nước Việt Nam chân chính, kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, là đại diện cốt yếu là tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc.
- Thứ ba, tìm ra con đường cứu nước chính là nguồn cội, nền tảng đem lại những thành tựu vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.
Việc lựa chọn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Lênin đã mở ra ở Cách Mạng tháng 10 năm 1917 đã đem lại những thành tựu vĩ đại trong thực tế cho nước ta như: Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945; Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954; Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, với Thắng lợi của công cuộc 36 năm đổi mới, đất nước ta chưa bao giờ có một “cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế trên thế giới” như ngày hôm nay, thắng lợi đem lại những thành tựu trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.
2. Ngày môi trường Thế giới 5/6
2.1. 5/6 là ngày gì? Nguồn gốc ra đời
Nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi ngày 5/6 là ngày gì? có ý nghĩa lớn không? Và câu trả lời đó là ngày này cũng vô cùng ý nghĩa, đó là ngày môi trường Thế giới.
Về nguồn gốc ra đời, bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường trên thế giới ngày ngày một rõ ràng hơn. Nhiều nơi đã xuất hiện sự ô nhiễm môi trường nặng bởi những nhà máy lớn và con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình với môi trường sống.
Ngày 05/6/1972, ngày khai mạc Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người và Môi trường tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme) đã chính thức công bố Ngày Môi trường thế giới.
Trong phiên họp ngày 15/12/1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra quyết nghị chính thức. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5/6 hàng năm.
Hàng năm Ngày Môi trường Thế giới - 05/6 được tổ chức trong thể ở 2 quốc gia khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường.

2.2. Ý nghĩa ngày môi trường Thế giới
Với ý nghĩa vô cùng to lớn trên toàn thế giới đều tham gia hưởng ứng, Ngày Môi trường Thế giới nhằm tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường.
Sự kiện này làm cho các vấn đề về môi trường mang tính nhân văn sâu sắc hơn, làm cho các cá nhân trở nên tích cực hơn trong quá trình phát triển bền vững và bình đẳng trong bảo vệ môi trường.
Từ ngày môi trường Thế giới làm nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường. Tham gia ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn khi tham gia bảo vệ môi trường.
Ngày Môi trường Thế giới “chính là sự kiện của người dân” với các hoạt động đa dạng, phong phú, như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, các buổi hòa nhạc xanh, các cuộc thi tại trường học, trồng cây, chiến dịch tái chế chất thải và làm sạch môi trường.
2.3. Ngày Môi trường Thế giới tổ chức ra sao?
Mỗi năm, ngày Môi trường Thế giới đều được tổ chức khác nhau, địa điểm tổ chức ngày này do Liên Hợp Quốc quyết định. Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới.
Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP để tổ chức ngày hội này, đặc biệt là tạo ra bầu không khí cho sự kiện để tạo được sử hưởng ứng lớn. Chủ đề, khẩu hiệu và logo sẽ được chọn để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường Thế giới, cũng như các hoạt động cổ động trên toàn cầu.
Trong ngày này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ ban hành một thông điệp chính thức để nhân dân trên toàn thế giới hưởng ứng, trong đó thông điệp rất có ý nghĩa, nêu lên các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường chung trên toàn thế giới.
Bắt đầu từ năm 1987, Liên Hợp quốc đã phát động thêm lễ trao giải thưởng Global 500 được tổ chức vào đúng ngày môi trường thế giới tại thành phố được chọn làm trung tâm tổ chức lễ kỷ niệm ngày này trên thế giới nhằm để khuyến khích tinh thần và trách nhiệm bảo vệ môi trường của toàn thể nhân dân trên thế giới.
Hàng năm, Liên Hợp Quốc sẽ chọn ra những người có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường để trao Giải thưởng Global 500.
Năm 2022, Ngày Môi trường thế giới – 05/6 được phát động với chủ đề “Chỉ một Trái đất” (Only One Earth) nhằm truyền tải thông điệp cùng xây dựng lối sống lành mạnh, hài hòa với thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, không xả thải ra môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn.
Thông điệp này tiếp tục nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tạo động lực cho các nỗ lực toàn cầu nhằm xây dựng một Trái đất tốt hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất.
2.4. Hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới tại Việt Nam
Từ năm 1982, Việt Nam cũng đã tham gia hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới trong phạm vi cả nước và có nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Giờ Trái đất...
Các hoạt động được tổ chức này nhằm nâng cao nhận thức cũng như hành động của người dân trong bảo vệ môi trường. Như một điều để nhắc nhở mọi người luôn tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch để bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó khuyến khích người dân tái sử dụng và tái chế chất thải, chống rác thải nhựa, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học... qua đó, hướng tới thực hiện tốt hơn các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh xanh.
Hằng năm, Chính phủ cùng các cơ quan nhà nước trong đó Bộ Tài nguyên và môi trường làm chủ công luôn kêu gọi người dân chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh bằng những hành động rất nhỏ nhưng vô cùng có ý nghĩa đối với môi trường.
Các hành động tuy đơn giản nhưng lại góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường như: Phân loại rác tại nguồn; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon; trồng nhiều cây xanh; ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế; sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên; không lãng phí đồ ăn, thức uống; bảo vệ nguồn nước.
Bên cạnh đó khuyến khích nông dân hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bỏ bao bì đúng nơi quy định; sử dụng năng lượng sạch từ những nguồn năng lượng có thể tái tạo...
3. Một số sự kiện tiêu biểu khác gắn liền ngày 5/6
3.1. Trong nước
- Ngày 05/6/1862: Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết giữa Pháp và triều đình Huế, còn được gọi là "Hiệp ước hoà bình và hữu nghị". Hiệp ước này quy định triều đình Huế phải nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn, bồi thường chiến phí cho Pháp 4 triệu đô la.
- Ngày 05/6/1951: Sở Du lịch Quốc gia Việt Nam được thành lập bởi Quốc trưởng Bảo Đại.
- Từ ngày 05/6 đến 08/6/1954: Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương họp phiên đầu tiên.
Hội nghị đã thảo luận vǎn kiện quan trọng “Điều lệ quy định tạm thời để thi hành Luật cải cách ruộng đất”; vạch ra một số khuyết điểm trong công tác cán bộ, một số vấn đề chưa được giải quyết để rút kinh nghiệm và đã cử "Ban thường trực" để thay thế "Ủy ban" giải quyết mọi công việc và chỉ đạo phong trào giảm tô, cải cách ruộng đất.
- Ngày 05/6/1976: Chính phủ ta đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Bản tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này và giành quyền bảo vệ chủ quyền đó.
- Ngày 05/6/1984: Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ra tuyên bố về vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam "Khoảng không gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước CHXHCN Việt Nam".
3.2. Quốc tế
- Ngày 05/6/1837: Nước Cộng hòa Texas đã sát nhập Houston thành một đô thị của mình.
- Ngày 05/6/1947: Ông George Marshall - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phát biểu tại Đại học Harvard đã kêu gọi viện trợ kinh tế cho châu Âu, một lục địa đang kiệt quệ sau chiến tranh.
- Ngày 05/6/1967: Israel bất ngờ tấn công các sân bay của Ai Cập bắt đầu cuộc chiến tranh Sáu ngày.
- Ngày 05/6/1975: Sau Chiến tranh Sáu ngày Kênh đào Suez bắt đầu mở cửa lần đầu.
Hy vọng sau bài viết này, giúp bạn đọc hiểu biết thêm về ngày ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và ngày Môi trường Thế giới cũng những sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế xoay quanh 5/6 là ngày gì?
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.
Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)
Đánh giá của bạn :
Thông tin bình luận