67 là tỉnh nào? Biển số xe 67 ở đâu? An Giang có nét gì nổi bật?

67 là tỉnh nào? Đây là câu hỏi mà không ít người bối rối, không biết câu trả lời gì? Bài viết dưới đây mong muốn chia sẻ với bạn đôi nét về tỉnh có ký hiệu biển số “67” đó và các ký hiệu biển số xe của các vùng thuộc tỉnh đó. 

Mời bạn khám phá về tỉnh An Giang nhé!

67 là tỉnh nào? Đôi nét về tỉnh An Giang

67 là tỉnh nào? Bản đồ tỉnh An Giang
67 là tỉnh nào? Bản đồ tỉnh An Giang

67 là tỉnh nào?

67 là số biển số xe của các phương tiện giao thông thuộc tỉnh An Giang.

Địa giới hành chính

Tỉnh An Giang ở miền Tây Nam Bộ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Tỉnh An Giang thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích 3.536 km2 bằng 1.03% diện tích cả nước.

Dân số toàn tỉnh An Giang hiện có hơn 2.16 triệu người, đứng thứ 8 cả nước. An Giang có 4 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer và Chăm.

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính, gồm có 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 156 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường, 19 thị trấn (trong đó có 119 xã).

Phía Bắc tỉnh An Giang giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 104km. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang dài 69.789km. Phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ dài 44.734km. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107.628km.

Tỉnh An Giang gồm có 420 tuyến địa giới hành chính cấp xã dài 1.694.463 km. Trong đó: 259 tuyến xã trong nội huyện dài 1.159.079 km, 21 tuyến dài 313.233 km và 3 tuyến tỉnh dài 222.151 km.

Địa danh du lịch nổi tiếng

An Giang là tỉnh có khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư

Địa chỉ: ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang. 

Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đến với tỉnh An Giang. Khi đến tham quan nơi đây bạn sẽ được tham quan rừng tràm trên những chiếc thuyền máy ngắm nhìn cảnh sắc xanh tươi, độc đáo nơi đây. Điểm nhấn của Rừng Tràm là “Cây Cầu tre vạn bước” có tổng chiều dài trên 10km.

Núi Cấm

Núi Cấm
Núi Cấm

Địa chỉ: xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Núi Cấm còn được gọi là Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi nổi bật độ cao 710m. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan bao phủ bởi rừng cây xanh ngút tầm xen lẫn vô vàn loài hoa khoe sắc, khí hậu quanh năm mát mẻ.

Chùa Lầu

Chùa Lầu
Chùa Lầu

Địa chỉ: khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. 

Chùa Lầu còn được gọi với cái tên Phước Lâm Tự. Ngôi chùa không chỉ có không khí thanh tịnh mà còn hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc độc đáo. Chùa Lầu được xây dựng theo kiến trúc tầng lầu xếp chồng nhau.

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên

Địa chỉ: xã An Phú, gần thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang. Đây là ngôi chùa được đánh giá là nguy nga bậc nhất vùng Bảy Núi. Điểm nhấn của chùa là có tượng phật A Di Đà cao 24m.

Núi Cô Tô

Núi Tô Cô
Núi Tô Cô

Địa Chỉ: huyện Tri Tôn, An Giang.

Khi đặt chân đến nơi đây bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh bao la bát ngát, núi non hùng vĩ trước mặt.

Đồi Tức Dụp

Đồi Tức Dụp
Đồi Tức Dụp

Địa chỉ: xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Đây là ngọn đồi nằm bên núi Cô Tô thuộc dãy Thất sơn hùng vĩ. Đến nơi đây, du khách sẽ được dịp tận mắt trải nghiệm khung cảnh tuy có phần hoang sơ nhưng vô cùng tuyệt mỹ, được tận nghe kể về những câu chuyện huyền thoại, lịch sử hào hùng.

Cánh đồng Tà Pạ

Cánh đồng Tà Pạ
Cánh đồng Tà Pạ

Địa chỉ: xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Cánh đồng Tà Pạ được xem là cánh đồng độc đáo nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, do tập quán “làm ruộng vần công” của những người Khmer tạo nên.

Cổng trời Koh Kas

Cổng trời Koh Kas
Cổng trời Koh Kas

Địa chỉ: xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Đến nơi đây, hội sống ảo sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp cổ kính, độc đáo của chiếc cổng trời, một kiến trúc cổ của người Khmer.

Ngoài những điểm du lịch trên An Giang còn sở hữu những địa điểm du lịch nổi bật sau: Hồ Soài So, Đường vào chùa Hàng Còng, Khu du lịch Núi Sập – Hồ ông Thoại, Hồ Latina, Chùa Giồng Thành,  Chùa Huỳnh Đạo, Thốt Nốt Trái Tim, v.v…

Phát triển kinh tế địa phương

Mục tiêu tổng quát quy hoạch đến năm 2030, An Giang sẽ là tỉnh phát triển khá ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

Quy hoạch đến năm 2050, An Giang trở thành trung tâm công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc sản địa phương

An Giang Là vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc cư trú:Việt, Hoa, Chăm, Khmer, v.v… thế nên văn hóa ẩm thực An Giang khá là đa dạng, mỗi món ăn đều sẽ mang hương vị bản sắc riêng. 

Các món ăn đặc sản An Giang được kể đến như: Bún cá, Gỏi sầu đâu, Lẩu mắm, Cơm tấm Long Xuyên, Bò bảy món Núi Sam, Xôi phồng Chợ Mới, Bánh canh Vĩnh Trung, Bánh xèo Núi Cấm, Gà đốt lá chúc Ô thum, Cháo bò Tri Tôn, Gỏi đu đủ đâm Tri Tôn, Ếch kẹp nướng Tri Tôn, Các món từ cây thốt nốt, Tung lò mò, Bò leo núi Tân Châu, v.v…

67 biển số xe ở đâu?

Bảng số xe các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh An Giang

67 là tỉnh nào? Biển số xe máy tỉnh An Giang
67 là tỉnh nào? Biển số xe máy tỉnh An Giang

Ký hiệu biển số xe máy của từng khu vực thuộc tỉnh An Giang như sau:

  • Thành phố Long Xuyên: 67-B1, 67-B2.
  • Thành phố Châu Đốc: 67-E1.
  • Thị xã Tân Châu: 67-H1.
  • Huyện Châu Thành: 67-C1.
  • Huyện Châu Phú: 67-D1.
  • Huyện Tịnh Biên: 67-F1.
  • Huyện An Phú: 67-G1.
  • Huyện Phú Tân: 67-K1.
  • Huyện Chợ Mới: 67-L1, 67-L2.
  • Huyện Thoại Sơn: 67-M1.
  • Huyện Trì Tôn: 67-N1.

Đối với biển số xe ô tô, quy định với các ký hiệu như sau: 

  • Dòng xe con từ 7-9 chỗ trở xuống sử dụng ký hiệu là 67-A
  • Xe ô tô chở khách cỡ trung và xe từ 9 chỗ ngồi trở lên trên địa bàn tỉnh An Giang là 67-B
  • Xe tải và xe bán tải thì sử dụng ký hiệu là 67-C
  • Biển số xe van đăng ký tại tỉnh An Giang có ký hiệu 67-D
  • Xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của Công ty nước ngoài trúng thầu tại tỉnh An Giang là 67-LD
Biển số xe ô tô tỉnh An Giang
Biển số xe ô tô tỉnh An Giang

Một số câu hỏi liên quan

Tôi có thể đến đâu để đăng ký xe khi ở An Giang?

Theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA có hiệu lực bắt đầu từ ngày 21/5/2022 (được sửa đổi dựa trên thông tư của Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020)

Khoản 4 Điều 3

Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Phòng Cảnh sát giao thông) đăng ký, cấp biển số đối với xe:

Đối với xe ô tô, xe máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khoản 5 Điều 3 như sau:

Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) đăng ký, cấp biển số các loại xe sau  đây (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA)

Xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơ moóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú trên địa phương mình.

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình.

Khoản 6 Điều 3 như sau:

Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình.

Và cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình.  

Thực hiện phân cấp đăng ký, biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên cho Công an cấp xã có số lượng trung bình 03 năm liền kề gần nhất đã đăng ký mới từ 250 xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trở lên.

Trong 01 năm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa bàn cấp xã (trừ các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; các thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở và cấp xã nơi Công an cấp huyện đặt trụ sở

Việc cấp biển số xe có bắt buộc ?

Việc cấp biển số xe là bắt buộc. Bởi vì, theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 thì xe không có biển số được coi là chưa đủ điều kiện để tham gia giao thông, và sẽ bị phạt:

Đối với xe gắn máy không có hoặc không gắn biển số xe. Bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng, và tịch thu Giấy đăng ký xe (Theo điểm c khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019).

Đối với ô tô không có hoặc không gắn biển số xe sẽ bị phạt tiền gấp 10 lần xe máy. Mức phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng; tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Theo điểm b, khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019).

Phí của việc xin cấp biển số xe?

Đối với xe máy: 

  • Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống: 200.000 đồng.
  • Trị giá trên 15.000.000 đến 40.000.000 đồng: 400.000 đồng.
  • Trị giá trên 40.000.000 đồng: 800.000 đồng.
  • Xe máy 3 bánh chuyên dùng cho người tàn tật: 50.000 đồng.

Đối với xe ô tô:

  • Ô tô, trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống: 150.000 đồng.
  • Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống: 1.000.000 đồng.
  • Sơ mi rơ moóc, rơ moóc đăng ký rời: 100.000 đồng.

Kết luận

Thành Trung Mobile hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp độc giả chủ động hơn trong quá trình du lịch hoặc tham gia giao thông tại tỉnh An Giang. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 67 là tỉnh nào.

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận