Rùng mình lời tiên tri của Nostradamus về thảm hoạ cháy rừng 2023
Cháy rừng 2023 sự cảnh báo từ mẹ thiên nhiên dựa theo dự báo của Nostradamus sẽ là một năm khó khăn cho con người do biến đổi khí hậu gây ra. Ông ước đoán rằng thế giới sẽ ngày càng khô cằn và lũ lụt khốc liệt. Ông cũng nói rằng hạn hán có thể xảy ra trong bốn thập kỷ, bắt đầu vào năm 2023.
Nostradamus là một nhà tiên tri nổi tiếng đã viết hơn 1.000 bài thơ tứ tuyệt về những biến cố trọng đại của thế giới như tật bệnh, chiến tranh, thiên tai. Ông đã dự đoán một số sự kiện lớn trong lịch sử như cuộc tấn công vào Điện Capitol ở Washington (Mỹ) vào ngày 6/1/2021, cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2/2022 và kéo dài cho đến nay, sự ra đi của Nữ hoàng Anh Elizabeth II ngày 8/9/2022
Hiện tại, nhiều khu vực trên thế giới đang phải đối mặt với cháy rừng, sóng nhiệt gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và sức khỏe con người
Các nguyên nhân gây cháy rừng
Do con người và sinh vật: Con người có thể gây cháy rừng bằng cách chặt phá rừng, đốn gỗ, lấy củi, khai mỏ hoặc ném tàn thuốc lá đang cháy dở. Các loài động vật gây hại như côn trùng cũng có thể làm cho cây cối yếu và dễ bị bắt lửa
Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, gây ra hạn hán, sóng nhiệt và lũ lụt khốc liệt. Những điều kiện thời tiết này làm cho rừng trở nên khô cằn và dễ bị cháy
Nền nhiệt ngày càng cao: Khi nhiệt độ cao trên 40 độ C, rừng sẽ có nhiều cây khô héo, gốc cây trơ lại, rất dễ bén lửa. Chỉ cần một chút lửa thôi là có thể thiêu rụi hàng nghìn héc ta rừng trong thời gian ngắn
Một vòng tuần hoàn: Cháy rừng tự phát sinh trong tự nhiên đóng vai trò là một sự kiện quan trọng của quá trình diễn thế rừng. Cháy rừng giúp loại bỏ các cây già yếu, giảm sự cạnh tranh về không gian và tài nguyên, tạo điều kiện cho các cây non phát triển. Tuy nhiên, nếu cháy quá mạnh hoặc quá thường xuyên, cháy rừng có thể làm giảm sự đa dạng sinh học và khả năng tái sinh của rừng
Các vụ cháy rừng lớn trong năm 2023 trên thế giới
Cháy rừng Amazon lời cảnh báo đến môi trường
Rừng mưa Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% diện tích của Brazil và lan rộng qua 8 quốc gia Nam Mỹ khác. Rừng Amazon được coi là lá phổi xanh của Trái đất, vì nó hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide, một loại khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu. Rừng Amazon cũng là nơi sinh sống của hàng triệu loài động vật và thực vật, tạo ra sự đa dạng sinh học độc nhất vô nhị
Rừng mưa nhiệt đới Amazon, con tàu chứa 1 lượng oxy thế giới đang cháy với tốc độ nhanh chóng mà các các nhà khoa học chưa từng thấy trước đây

Theo viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia (INPE) đã ghi nhận hơn 74.000 vụ hoả hoạn cho đến thời điểm cuối tháng 8/2023 - tăng 84% so với cùng kì năm ngoái. Đây là con số cao nhất kể từ khi lưu hồ sơ vào năm 2013
Để so sánh 40,136 vụ cháy đã xảy ra trong khu vực vào năm ngoái. Năm tồi tệ thứ 2 là năm 2023 với 68,404 vụ cháy
Cháy rừng 2023 cú sốc cho úc Úc
Năm 3023 là năm nắng nóng và khô kỷ lục của Úc, Theo nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Nature ngày 8/3/2023, khói từ các vụ cháy rừng ở úc rất nghiêm trọng đã gây phản ứng hóa học khiến diện tích lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực rộng thêm hơn 2 triệu km2, tương đương mức tăng 10% diện tích so với một năm trước. Điều này làm tăng quan ngại rằng các vụ cháy rừng ngày càng nhiều có thể làm chậm lại quá trình khôi phục "rào chắn" bảo vệ khí quyển của Trái Đất trước bức xạ cực tím (UV) nguy hiểm.

Cháy rừng tại Hawaii 2023
Ông Brad Ventura, Trưởng phòng cứu hỏa quận Maui, cho biết ngọn lửa lan nhanh đến mức nhiều người phải rời khỏi nhà ngay lập tức mà không có thông báo chính thức nào từ chính quyền. Ông cho biết các quan chức quản lý tình trạng khẩn cấp "gần như không thể" đưa ra thông báo sơ tán kịp thời. Theo ông Ventura: “Những gì chúng tôi trải nghiệm là một đám cháy lan nhanh qua khu phố đến nỗi khu dân cư ban đầu bốc cháy, về cơ bản họ đã tự sơ tán mà không cần thông báo trước".

Sức lan của đám cháy đã được thúc đẩy thêm bởi gió mạnh và môi trường khô hạn và trở nên phức tạp bởi địa lý của hòn đảo. Ngọn lửa đã phá hủy trung tâm du lịch và kinh tế của Lahaina và khiến các nhà chức trách gấp rút tìm những người mất tích.
Cháy rừng kinh hoàng ở Canada
2023 có gần 1.000 đám cháy rừng ở Canada bùng phát, trong đó có nhiều đám cháy lớn ngoài tầm kiểm soát, các chuyên gia cảnh báo về hiện tượng cực đoan và một mùa cháy rừng tồi tệ nhất trong 30 năm.
Canada đang trải qua mùa cháy rừng tàn khốc nhất khi đang xuất hiện gần 1.000 đám cháy bùng phát trên khắp đất nước, với những cột khói khổng lồ lan trong bầu không khí và tràn xuống cả quốc gia láng giềng phía Nam.
Các tỉnh bang miền Đông như Quebec, Ontario và Nova Scotia đang phải chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi những đám cháy lớn mất kiểm soát.

Tỉnh bang British Columbia ở miền Tây xuất hiện cháy rừng nhiều nhất, với 391 đám cháy đang hoạt động. Tiếp theo là Alberta và Quebec, lần lượt với số lượng 125 và 107 đám cháy đang hoạt động.
Các đám cháy được ghi nhận đã tăng gấp đôi số lượng kể từ tuần cuối tháng 6/2023 khi một số tỉnh bang và vùng lãnh thổ có bầu không khí khô và nền nhiệt cao kỷ lục.
Hiện tượng này đang làm nhiều chuyên gia lo ngại sẽ càng làm cho tình hình cháy rừng thêm nghiêm trọng và gây ô nhiễm cho bầu không khí tại Canada.
Cháy rừng 2023 ở Việt Nam
Theo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 1.024 vụ cháy, làm chết 62 người, bị thương 53 người, thiệt hại tài sản ước tính 111,99 tỷ đồng và 58,27 ha rừng.
Trong tháng 3/2023, tỉnh Ninh Thuận đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng do nắng nóng kéo dài và khô hạn cục bộ. Các vùng dễ xảy ra cháy rừng gồm các xã thuộc huyện Bác Ái và Ninh Sơn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cẩn của người dân khi đốt nương rẫy hoặc sử dụng lửa trong rừng.
Vào ngày 12/7/2023, một vụ cháy rừng dữ dội đã xảy ra tại xã Thượng Tân Lộc, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 30 ha rừng thông và gây khó khăn cho công tác chữa cháy do gió thổi mạnh và địa hình hiểm trở. Nghi vấn ban đầu cho rằng có người làm rơi tàn thuốc lá trong rừng gây ra vụ cháy.
Vào chiều tối ngày 7/4/2023, một vụ cháy rừng Đà Lạt vô cùng nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực tiểu khu 267a, khu vực đèo Prenn, phường 3, TP Đà Lạt. Nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cẩn của người dân khi đốt nương rẫy hoặc sử dụng lửa trong rừng. Vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 30 ha rừng thông và gây khó khăn cho công tác chữa cháy do gió thổi mạnh và địa hình hiểm trở
Kết luận
Trước tình trạng cháy rừng ngày càng trầm trọng, các quốc gia và tổ chức quốc tế đã có những biện pháp cấp bách để ngăn chặn và khắc phục hậu quả. Các lực lượng cứu hỏa, quân đội và tình nguyện viên đã được triển khai để dập tắt đám cháy và cứu trợ người dân. Các quỹ từ thiện, quỹ bảo tồn thiên nhiên và quỹ cứu trợ thiên tai đã được thành lập để quyên góp tiền và vật phẩm cho các nạn nhân của cháy rừng. Các nhà khoa học, các nhà hoạt động môi trường và các nhà lãnh đạo thế giới đã kêu gọi các biện pháp dài hạn để bảo vệ rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu
Năm 2023 đã chứng kiến những cảnh tượng đau lòng và đáng sợ của cháy rừng trên toàn thế giới. Đây là một bài học đắt giá cho con người về tầm quan trọng của rừng đối với sự sống của chính chúng ta. Chúng ta cần có sự nhận thức và trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ rừng, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng và giảm bớt tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được lá phổi xanh của Trái đất và sự sống cho các thế hệ sau. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết cháy rừng 2023 này của Thành Trung Mobile
Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)
Đánh giá của bạn :
Thông tin bình luận