Mẹo kiểm tra máy đã root chưa trên điện thoại Android

Bạn có biết cách để kiểm tra máy đã root chưa? Root giúp bạn có đầy đủ quyền truy cập và cài đặt những tính năng khác. Với bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vài ứng dụng có thể thực hiện điều này một cách vô cùng dễ dàng.

Cụ thể chi tiết Root là gì? Lợi ích của việc root máy hay liệu có nên root máy Android hay không?  đã được Thành Trung Mobile cập nhật ở các bài trước. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra máy bạn đã root chưa nhé!

Cách người dùng Android có thể kiểm tra máy đã root chưa

Để xác định thiết bị Android của bạn có root hay chưa có nhiều cách để thực hiện. Nếu chưa biết Android là gì, bạn có thể đọc bài viết sau. Sau đây là một số cách đơn giản nhất mà Thành Trung Mobile đã tiến hành nghiên cứu và đúc kết lại như sau:

Kiểm tra bằng ứng dụng Super Su

Hãy vào Cài đặt > Ứng dụng. Kiểm tra xem thiết bị Android của bạn có SuperSu hay không. Nếu có thì đồng nghĩa với việc máy bạn đã được Root. Đôi khi có những máy đã Root nhưng lại không có ứng dụng này. Vì vậy, bạn phải dùng ứng dụng ở cách 2 để chính xác hơn.

Kiểm tra máy đã root chưa bằng ứng dụng Root Checker

Ứng dụng giúp kiểm tra máy root chưa chính xác lên đến 100%. Ứng dụng hoàn toàn miễn phí và rất dễ sử dụng
Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng Root Checker bằng Google Play 

Bước 1 kiểm tra máy đã root chưa bằng root checker
Bước 1 kiểm tra máy đã root chưa bằng Root Checker

Bước 2: Mở ứng dụng lên, bấm vào Kiểm tra root để tiến hành kiểm tra

Bước 2 kiểm tra máy đã root chưa bằng root checker
Bước 2

Bước 3: Kết quả sẽ hiển thị ra hoặc qua mục Kết quả. Nếu dòng Root Acccess là No thì máy chưa root, còn nếu là Yes thì máy đã Root.

Kết quả cho việc máy chưa được root
Kết quả cho việc máy chưa được root

Rất đơn giản phải không nào, chỉ chưa tới 1 phút, bạn đã có thể kiểm tra máy đã Root chưa. Nếu bạn gặp vấn đề gì, hãy liên hệ với Thành Trung Mobile để được giải thích tận tình nhé.

Sử dụng Terminal Emulator

Bước 1: Bạn tải về và cài đặt ứng dụng Terminal Emulator trên điện thoại của bạn. Bạn có thể tìm thấy ứng dụng này trên Google Play 

ứng dụng Terminal Emulator
Ứng dụng Terminal Emulator

Bước 2: Bạn mở ứng dụng và bạn sẽ thấy một cửa sổ lệnh. Bạn nhập lệnh sau: "su" và nhấn phím Enter. 

Bước 2 kiểm tra máy root chưa bằng Terminal Emulator
Bước 2 kiểm tra máy root chưa bằng Terminal Emulator

Bước 3: Nếu ứng dụng báo lỗi như “inaccessible" hoặc "not found”, thì có nghĩa là máy của bạn chưa được root. Nếu không, bạn sẽ thấy ký hiệu " $ " thay bằng ký hiệu " # " trong cửa sổ lệnh. Điều này có nghĩa là máy Android của bạn đã được root.

Bước 3 kiểm tra máy root chưa bằng Terminal Emulator
Bước 3 kiểm tra máy root chưa bằng Terminal Emulator

Kiểm tra thông qua Cài đặt

Bước 1: Bạn vào phần Cài đặt (Settings) trên điện thoại của bạn. 

Bước 2: Bạn kéo xuống và chọn vào phần “Giới thiệu về điện thoại” (About Phone). 

Bước 3: Sau đó, bạn chọn vào mục Trạng thái (Status information). 

Bước 4: Trong mục Trạng thái, bạn sẽ thấy mục Trạng thái thiết bị (Phone Status). 

Nếu mục này hiển thị là Official, có nghĩa là điện thoại của bạn không bị root. 

Còn nếu mục này hiển thị là Custom, có nghĩa là điện thoại của bạn đã bị root.

Một vài thắc mắc thường gặp 

Thắc mắc 1: Có nên root máy Android hay không?
Đây là một câu hỏi khó có câu trả lời đúng sai, vì nó phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của bạn khi sử dụng điện thoại Android. Nếu bạn muốn tận dụng tối đa khả năng của máy, tùy biến giao diện, cài đặt các ứng dụng không có sẵn trên cửa hàng, hay xóa bỏ các ứng dụng gốc không cần thiết, thì root máy có thể là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng điện thoại cho những công việc cơ bản, không quan tâm đến việc thay đổi hệ thống, hay lo lắng về những rủi ro có thể xảy ra khi root máy, thì root máy có thể là một quyết định không cần thiết hoặc nguy hiểm.

Thắc mắc 2: Root máy Android có bị mất bảo hành hay không?
Đây là một câu hỏi phổ biến và quan trọng khi bạn muốn root máy Android của mình. Câu trả lời là có thể có hoặc không, tùy thuộc vào chính sách bảo hành của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Một số nhà sản xuất hoặc nhà phân phối có thể coi việc root máy là vi phạm điều khoản bảo hành và từ chối sửa chữa hoặc đổi trả máy cho bạn. Một số khác có thể chấp nhận việc root máy và vẫn cung cấp dịch vụ bảo hành cho bạn. Bạn nên kiểm tra kỹ điều khoản bảo hành của máy trước khi quyết định root để tránh rủi ro.

Thắc mắc 3: Root máy Android có an toàn hay không?
Đây là một câu hỏi khác cũng rất quan tâm khi bạn muốn root máy Android của mình. Câu trả lời là không hoàn toàn an toàn, vì việc root máy có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn, như:

  • Làm cho máy bị lỗi phần mềm, không thể cập nhật hệ điều hành, không tương thích với một số ứng dụng hay dịch vụ.
  • Làm cho máy bị nhiễm virus, bị hack hay bị đánh cắp dữ liệu cá nhân.
  • Làm cho máy bị hư hỏng phần cứng do quá nhiệt, quá áp hoặc quá tải.

Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi root máy và tuân theo các nguyên tắc sau để giảm thiểu rủi ro:

  • Sao lưu dữ liệu quan trọng của mình trước khi root.
  • Tìm hiểu kỹ về cách root và cách khôi phục lại trạng thái ban đầu của máy.
  • Cài đặt các ứng dụng bảo mật uy tín và chỉ cấp quyền root cho những ứng dụng tin cậy.
  • Thận trọng khi tải về các file hay ứng dụng từ nguồn không rõ.

Nếu chưa root máy, bạn có thể tham khảo cách Root điện thoại Android an toàn của chúng tôi.

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã có thể thực hiện thủ thuật này một cách dễ dàng rồi đúng không nào? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để được Thành Trung Mobile chúng tôi giải đáp nhé. Hy vọng bài viết về cách kiểm tra máy đã root chưa này của chúng tôi hữu ích với bạn!

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận