Xe biển xanh là gì? Những quy định liên quan về xe biển xanh

Xe biển xanh là gì? Có đặc điểm gì khác so với các loại xe khác không? Bạn có thường bắt gặp những chiếc xe biển xanh di chuyển và được ưu tiên? Vậy xe biển xanh được ưu tiên trong những trường hợp nào? Tất tần tật những thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu xe biển xanh là gì?

Xe biển xanh là gì ?

Mọi phương tiện đi lại hiện nay đều được gắn biển số xe nhằm phân biệt người giữa các tỉnh thành khác nhau, đặc biệt là có những xe biển xanh, xe biển đỏ, xe biển vàng. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu xe biển xanh

Xe biển xanh là gì
Xe biển xanh là gì?

Xe biển xanh là gì? là xe ô tô hoặc xe máy được gắn biển số mang những đặc điểm sau đây:

  • Nền biển màu xanh dương.
  • Chữ và số trên biển số màu trắng.

Xe biển xanh thực tế là một loại xe chuyên dùng cho các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Chỉ những người công tác trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập mới được phép sử dụng các loại xe mang biển số xanh để lưu thông trên đường.

Phân loại các loại xe biển xanh

  1. Xe trực thuộc Chính Phủ là xe biển xanh 80, tất cả các cơ quan được cấp biển số xe 80 là các cơ quan Trung ương và thuộc quyền quản lý của Trung ương. Như vậy xe trực thuộc Chính Phủ, chuyên dùng cho các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ mang biển xanh 80. 
  2. Những loại xe còn lại thuộc các cơ quan khác ngoài Chính Phủ và được phân biệt giữa số xe quy định của mỗi tỉnh.

2. Xe biển xanh cấp cho cơ quan nào và các quy định liên quan

Điểm a, b khoản 6 Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA đã quy định cụ thể các cơ quan, tổ chức được cấp biển số xe màu xanh, bao gồm:

  • Các cơ quan của Đảng: Được cấp biển số xanh với seri
  • Văn phòng Chủ tịch nước: Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ B.
  • Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội: Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ C.
  • Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ D.
  • Các Ban chỉ đạo Trung ương: Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ E.
  • Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ F.
  • Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ G.
  • Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ H.
  • Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ K.
  • Tổ chức chính trị - xã hội (bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam): Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ L.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý Nhà nước: Được cấp biển số xanh với seri biển số sử dụng chữ M.
  • Lực lượng Công an nhân dân: Được cấp biển số xanh cho xe máy chuyên dùng sử dụng vào mục đích an ninh với seri biển số sử dụng ký hiệu “CD”.

>> Xem thêm: Tiết lộ biển số xe các tỉnh, thành nước ta cập nhật năm 2022

3. Xe biển xanh được hưởng những đặc quyền gì?

Sau khi bạn đọc đã có câu trả lời về “Xe biển xanh là gì”, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về những đặc quyền riêng của xe biển xanh. 

Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cụ thể các trường hợp phương tiện được ưu tiên khi tham gia giao thông bao gồm:

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.”

Điều 3 Nghị định 109/2009/NĐ-CP giải thích về xe khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp như sau:

Điều 3. Quy định về xe khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp

1. Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm: các xe quân sự đi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn; 

xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố.

2. Xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm: các xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tội, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân.

3. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu.

4. Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.”

Vì vậy: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định.

  • Không bị hạn chế tốc độ.
  • Được phép đi vào đường ngược chiều,.
  • Các đường khác được phép đi kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ.
  • Chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Như vậy không có nghĩa là tất cả các loại xe biển xanh đều được ưu tiên khi tham gia giao thông mà chỉ xe biển xanh của một số cơ quan, tổ chức mới được ưu tiên theo quy định nêu trên; những xe đó phải đang thực hiện nhiệm vụ và chỉ được ưu tiên trong một số trường hợp luật định.

Các trường hợp xe biển xanh còn lại tham gia giao thông vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về giao thông đường bộ nếu không sẽ vẫn bị xử phạt vi phạm như tất cả các loại xe.

Cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ có quyền yêu cầu dừng tất cả các phương tiện đang tham gia giao thông bất kể là xe mang biển số màu gì và sẽ loại trừ trường hợp các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ.

Xe biển xanh được hưởng những đặc quyền gì?
Xe biển xanh được hưởng những đặc quyền gì?

4. Quy định quản lý và sử dụng xe biển xanh

Căn cứ theo quy định tại Quyết định 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì tiêu chuẩn, định mức, quản lý và sử dụng đối với xe công vụ, bao gồm: 

Xe từ 4 đến 16 chỗ ngồi, xe ô tô chuyên dùng được hình thành từ nguồn vốn ngân sách, có nguồn gốc ngân sách, nguồn vốn của công ty nhà nước (kể cả viện trợ, quà biếu, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật…).

Theo Quy định này, việc mua sắm xe công phải được sự đồng ý, phê duyệt của cư quan có thẩm quyền.

Lưu ý: xe biển xanh chỉ áp dụng cho những người đi làm cơ quan Nhà nước, nếu tự ý thay biển số trắng sang biển số xanh sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.

Thời gian qua, không ít vụ việc sử dụng xe công vào việc tư khiến dư luận xôn xao, bức xúc. Những sự việc dùng xe công đi lễ chùa, đi đám cưới, dùng vào việc riêng… liên tục bị phát hiện. Việc này đã được nhiều lần nhắc tới, lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành liên tục có những văn bản quán triệt chặt chẽ về việc sử dụng xe công đúng mục đích.

Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước. 

Quy định quản lý và sử dụng biển xanh
Quy định quản lý và sử dụng biển xanh

Một trong những điều được nhiều người quan tâm tại nghị định đó là quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng với tổ chức giao, sử dụng ôtô công vào mục đích cá nhân, đưa đón người có chức danh không có tiêu chuẩn từ nơi ở đến nơi làm việc… Điều này được kỳ vọng nhằm giảm bớt và chấn chỉnh tình trạng sử dụng xe công sai mục đích.

Cụ thể, như cán bộ công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để dùng xe công đi sai mục đích, đi lễ hội dịp lễ sẽ bị xử lý nghiêm:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định:

"Điều 8. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về giao, sử dụng tài sản công, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công

2. Phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; 

sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân) theo các mức phạt sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản (sau đây gọi chung là tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng);

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100.000.000 đồng trở lên/01 đơn vị tài sản (sau đây gọi chung là tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên);

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô."

Như vậy, qua bài viết của Thành Trung Mobile chắc hẳn bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích, chính xác mới nhất hiện nay, giúp bạn trả lời được câu hỏi “Xe biển xanh là gì?”. Nếu thấy bài viết hay xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ bài viết bạn nhé!

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)

Đánh giá của bạn :

Thông tin bình luận