Camera điện thoại là gì? Camera Smartphone cần quan tâm những gì?
Camera điện thoại là gì? Camera của điện thoại có nhiều loại khác nhau, từ camera đơn đến camera kép, từ camera trước đến camera sau. Bạn là người sử dụng công nghệ nhưng có bao giờ tò mò cách hoạt động của camera điện thoại thế nào không?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá những thú vị về camera của điện thoại. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Camera điện thoại là gì? Hoạt động thế nào?
Camera điện thoại là một sáng tạo tuyệt vời của con người, cho phép chúng ta ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống bằng một thiết bị nhỏ gọn và tiện lợi.Camera của điện thoại là kết quả của sự kết hợp giữa công nghệ quang học, điện tử và phần mềm, tận dụng các tính năng của ống kính, cảm biến, chip xử lý và thuật toán để tạo ra những bức ảnh chất lượng cao.
Camera điện thoại hoạt động bằng cách sử dụng một cảm biến ảnh để chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện tử. Tín hiệu này sau đó được xử lý bởi một bộ vi xử lý để tạo ra hình ảnh số. Hình ảnh số này có thể được lưu trữ trong bộ nhớ của điện thoại, chia sẻ qua mạng xã hội, gửi qua tin nhắn hoặc email, hoặc chỉnh sửa bằng các ứng dụng.
Đặc điểm camera điện thoại có nhiều loại khác nhau, dựa trên các yếu tố như tiêu cự, khẩu độ, độ phân giải, số lượng ống kính, chế độ chụp,… Mỗi loại camera có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu và mục đích khác nhau của người dùng.
Cấu tạo camera điện thoại gồm những gì?
1. Megapixel
Chúng ta thường thấy thông số máy ghi là 2MP, 8MP, 12MP... MP ở đây chính là Megapixel vàthường được gọi là "chấm". Một MP có ý nghĩa là một triệu điểm ảnh (1.000 X 1.000). Thông thường thì điện thoại nào có nhiều MP hơn thì nó chụp thường đẹp hơn. Với những chiếc máy này thì khi zoom ảnh bằng tay (tức là phòng to xem ảnh) thì nó không bị nhòe.
VD: iPhone 6 cũ có Camera trước 1.2 MP và Camera sau là 8MP.
2. Cảm biến
Hiện tại thì camera smartphone có 2 loại cảm biến được nhắc tới nhiều nhất là CCD và CMOS. Các công nghệ này hồi xưa chỉ được tích hợp trên các máy ảnh cao cấp, rồi tới máy ảnh du lịch và hiện tại thì đã được mang lên trên điện thoại. Trong 2 loại này thì cảm biến CMOS có lợi thế về tốc độ khung hình và thực hiện xử lý tốt hơn.
VD: Kích thước của cảm biến trên Camera iPhone 7 là 5.16 x 6.25 mm.
3. Khẩu độ camera điện thoại
Khẩu độ có tên tiếng anh là Aperture. Khẩu độ càng lớn thì càng đắt tiền, khẩu độ là độ mở cửa điều sáng tại vị trí ống kính của máy ảnh, nó có tác dụng điều chỉnh lượng ánh sáng vào ống kính và phản chiếu vật thể.
Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng ống kính camera nhận được càng nhiều. Nó được đo bằng f-stop. Và thường mọi người hay ghi là F.
Ví dụ: 1 ống kính có tiêu cự = 50mm, đường kính lỗ mở (khẩu) tối đa = 17,9mm > Khẩu độ sẽ là 50/17,9 = 2,8 và được gọi là F/2.8.
Như vậy, giá trị khẩu độ càng nhỏ thì độ mở của ống kính càng lớn (khẩu độ F/1.8 sẽ lớn hơn F/3.5). Khi ánh sáng vào nhiều thì chụp ảnh nhanh hơn, đẹp hơn, sáng hơn. Nếu bạn hay chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng cần lưu ý.
4. Độ nhạy sáng IOS và tốc độ của màn trập.
IOS là viết tắt của International Organisation for Standardisation, cho biết độ nhạy sáng của cảm biển CMOS (CMOS là gì bạn đọc lại ở trên nhé). IOS càng cao thì càng hỗ trợ chụp ảnh ở điều kiện môi trường tối hơn.
VD: Nếu chụp ảnh ngoài trời nắng thì chỉ cần IOS khoảng 100, còn khi trong nhà tối thì cần phải tăng lên 800 thậm chí hơn thì mới rõ được ảnh.
Tốc độ màn trập là thời gian màn trập ở phía trước cảm biến hình ảnh mở ra. Màn trập càng lâu thì ánh sáng lọt vào sẽ nhiều hơn. Màn trập cũng là yếu tố quyết định đến độ sáng.
5. Ổn định hình ảnh (hoặc chống rung)
Có 2 loại chế độ ổn định hình ảnh mà đang được sử dụng phổ biến. 1 là kỹ thuật số và quang học hay dễ hiểu thì là phần mềm và phần cứng, tất nhiên là nếu máy hỗ trợ phần cứng thì luôn tốt hơn phần mềm.
Xem thử khả năng chống rung của iPhone 6S đọ với iphone 6s Plus.
Xem thêm :
Trên đây là tất cả những thông số kỹ thuật, nhưng thuật ngữ và kiến thức cơ bản về camera của điện thoại mà Thành Trung Mobile đã tổng hợp lại để chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và cái nhìn thú vị hơn về Camera điện thoại nhé