Mã pin của tôi là gì? Có mấy loại? Các lưu ý về đặt mã pin

Mã pin của tôi là gì? chắc hẳn là câu hỏi của những bạn lần đầu làm quen với việc bảo mật tài khoản hay thiết bị để tránh sự truy cập của người khác. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này và giới thiệu đến bạn các loại tài khoản thường gặp, lưu ý khi đặt mật khẩu cũng như giải đáp một số thắc mắc hay mắc phải để bạn tham khảo.

Khám phá mã pin của tôi là gì?

Mã pin là gì? có vai trò gì?

Để biết mã pin của tôi là gì? trước hết cùng ta cùng tìm hiểu mã pin là gì?

Mã pin là một dãy số kèm ký tự đặc biệt và chữ in hoa, in thường để đảm bảo tính bảo mật cao nhất có thể có thể gặp như mã pin đăng nhập ứng dụng, tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo,…). 

Mã pin thường thấy sẽ có tối thiểu 4-6 số như đối với mã pin thẻ ATM, mã pin rút tiền OTP trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến, nhưng đa phần là dài để tăng tính an toàn.

Phần lớn các mã pin về thẻ ATM, tài khoản chứng khoán, mã pin rút tiền ngân hàng, mã pin điện thoại, thiết bị di động,…  sẽ chứa hoàn toàn các con số từ 0 - 9. Các mã pin ứng dụng thì sẽ dài và yêu cầu khó hơn với yêu cầu bắt buộc gồm chữ (in hoa, thường), ký tự đặc biệt.

Mã pin có tên tiếng anh là Personal Identification Number, từ khi mã pin ra đời đã đáp ứng được nhu cầu người dùng và hạn chế việc đánh cấp thông tin.

Mã pin hay còn gọi là mật khẩu mang tính cá nhân vì do chính chủ tài khoản hay chủ thiết bị tự đặt và chỉ có họ mới biết (vì vậy cần ghi nhớ, nhưng lỡ quên cũng có cách “cứu”, mình sẽ bàn sâu ở phần bên dưới).

Mã pin là gì? có vai trò gì?
Mã pin là gì? có vai trò gì?

Mã pin của tôi là gì?

Mã pin của tôi là gì? Điều đầu tiên khẳng định đó là mật khẩu (password) để truy cập thiết bị hay tài khoản cá nhân, có thể hiểu một cách đơn giản là một đoạn mật mã hay mật khẩu do chính người dùng ở đây chủ thể là bạn tự mình đặt và tất nhiên bạn phải tự mình ghi nhớ những con số hay dãy ký tự đó. 

Một lẽ tự nhiên nếu quên mật khẩu sẽ không thể truy cập được thiết bị hay tài khoản được vì chúng chỉ nhận lệnh mở khóa dựa trên dãy số được mã hóa từ quá trình thiết lập mật khẩu đã thực hiện trước đó. 

Hệ thống sẽ không nhận diện được khuôn mặt của bạn đâu (khi dùng bảo mật bằng mã pin) và chẳng có gì chứng minh rằng bạn đích thực là chính chủ tài khoản hay chủ thiết bị vì chúng chỉ là một cỗ máy được lập trình qua mã toán học 0 và 1.

Nếu bạn nhập sai quá nhiều lần thì hệ thống sẽ tự khóa tài khoản hay thiết bị bởi chúng hiểu là một một người lạ nào đó đang tìm cách truy cập bất hợp pháp.

Ở các thiết bị điện tử như điện thoại có tích hợp thêm dạng mở khóa thiết bị bằng khuôn mặt và ngày nay tại các trụ ATM cũng củng cố thêm tính năng này để đáp ứng nhu cầu một số người hay quên mã pin hay không thích kiểu nhập mã pin vì phải nhớ chính xác các con số.

Tóm lại, mã pin của tôi là gì? 

  • Mã pin của bạn đóng một vai trò quan trọng, mang tính chất sở hữu cá nhân và để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Đặc biệt là các tài khoản giao dịch ngân hàng số trực tuyến thì độ bảo mật lại càng yêu cầu cao vì liên quan đến chuyện tiền bạc.
  • Chỉ bạn mới có quyền truy cập được thiết bị hay tài khoản bằng mã pin của chính bạn, nó ví như chiếc chìa khóa để bạn mở cửa vào nhà mình vậy. 
Mã pin của tôi là gì?
Mã pin của tôi là gì?

Các loại mã pin thường gặp?

Ngày nay, việc bảo mật bằng mã pin đã trở thành một phương thức bảo mật phổ biến trong cuộc sống và công việc.

Một số mã pin thường gặp kể đến như:

  • Mã pin mở khóa thiết bị: dùng để tránh sự truy cập vào máy cá nhân như điện thoại, máy tính bảng, Laptop. Khi bạn mở khóa thiết bị sẽ yêu cầu nhập mã pin để mở khóa đó là cách mà dạng bảo mật này hoạt động.
  • Mã pin Sim: Gồm 4 chữ số với mục đích tránh sao chép thông tin sim điện thoại, nên khi bạn bị mất sim không sợ thông tin bị lộ do khi lắp sim đã được đặt mã pin sẽ yêu cầu nhập mật khẩu mới sử dụng được.
  • Mã pin tài khoản ứng dụng: các bảo mật này thường gặp, mỗi một ứng dụng hay nền tài web lại có một tài khoản cá nhân và tất nhiên bạn phải tạo mật khẩu riêng của mình hay còn gọi là “mật khẩu của tôi” để không cho ai truy cập tài khoản của bạn. Là cách định danh cá nhân khi có sự việc gì thì tra ngay chính chủ.

Mình ví dụ: 

Dạo gần đây, báo chí đưa ra nhiều tin Công an mời chủ tài khoản Facebook A, B,… lên làm việc vì tung tin sai sự thật chẳng hạn. 

Nếu như bạn là chủ những tài khoản này mà bị lộ thông tin để kẻ gian lợi dụng truy cập và làm việc sai trái thì mình cũng khá mệt mỏi á (bạn nên xem các lưu ý khi đặt mã pin ở phần kế tiếp bài viết để tăng tính an toàn tài khoản nhé).

  • Các loại khác thường gặp: Mã pin ATM, mã pin chuyển tiền điện tử, mã pin giao dịch chứng khoán,… là những mã pin liên quan đến túi tiền của bạn. 

Trong thực tế, chúng ta đã có những trường hợp kẻ gian tìm cách giả danh ngân viên ngân hàng hay giả đường link trang chủ ngân hàng để bạn lộ mật khẩu chuyển tiền và trong tích tắc tài khoản của bạn bay thẳng sang túi bọn chúng. Vì vậy, ngân hàng thường lưu ý bạn các hành vi lừa gạt và định kỳ thay đổi mã pin.

Mã pin chuyển tiền ngân hàng (mã pin OTP)
Mã pin chuyển tiền ngân hàng (mã pin OTP)

Mẹo đặt mã pin để nhớ lâu, đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo an toàn thông tin

Nhiều bạn nói rằng không nhớ hay quên mã pin của tôi là gì nữa? phải chăng khi lúc đặt không chú tâm hay đặt bừa. Mình sẽ gợi ý đến bạn một số mẹo đặt mã pin nhớ lâu.

Cái mình nói ở đây là dễ nhớ chứ không phải là đặt mã pin quen thuộc nhé. Theo thống kê các trường hợp bị lộ mật khẩu là do cách bạn đặt kiểu như dưới đây (dễ nhớ thật nhưng rất dễ bắt bài):

  • Mã PIN dạng 4 chữ số như: 1234, 0000, 2580, 1111, 5555, 5683, 0852, 2222, 1212, 1998. 
  • Mã PIN sáu chữ như: 123456, 654321, 111111, 000000, 123123, 666666, 121212, 112233, 789456, 159753.
  • Mã pin theo ngày tháng năm sinh, số CMND hay CCCD, số xe,… hay các thông tin cá nhân thì dễ bị người khác thu thập thông tin và an toàn không cao.

Gợi ý mẹo đặt mã pin đơn giản, dễ nhớ:

  • Vẫn là cách đặt mã pin quen thuộc thay vì cũng là ngày tháng năm sinh của bạn thì hay xáo trộn chúng theo cách mã hóa của bạn vừa đảm bảo an toàn mà dễ nhớ.
  • Chọn mã pin liên quan đến sự kiện đặc biệt của bạn (cái mà không phải ai cũng biết) để đặt: nó có thể là ngày bạn tốt nghiệp, ngày bạn đi làm lần đầu, ngày kiếm được tiền đầu tiên trong đời, ngày bạn đi du lịch nước ngoài lần đầu, hay ngày cầu hôn bạn gái,… đại loại kiểu như vậy.
  • Cũng có thể chọn mã pin là con số hợp với bản mệnh của bạn, con số bạn thấy nó may mắn, con số ba mẹ bạn thích,… cái này bạn sẽ khó mà quên thì gắn liền với người thân và cuộc sống hàng ngày.
  • Một số mã pin yêu cầu ký tự đặc biệt và chữ in hoa nữa thì bạn nhớ thêm vị trí đặt là được trong dãy số bạn mặc định dễ nhớ ở trên mình đã liệt kê và thế là ok.

Có rất nhiều cách đặt mã pin của chính bạn và để trả lời cho câu hỏi mã pin của tôi là gì? thì chắc hẳn tới đây bạn đã có cái nhìn tổng quát rồi đúng không nào? Đơn giản vậy đó chỉ là một dãy số của chính bạn đặt ra.

Mã pin vẫn tồn tại 2 mặt của nó là ích lợi nằm cạnh bất tiện (nếu lỡ quên). Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về cách khắc phục bị khóa tài khoản nhé.

Những lưu ý về việc khóa tài khoản, thiết bị của bạn khi nhập mã pin sai nhiều lần và cách khắc phục

Đa phần tài khoản khi bạn nhập sai nhiều lần sẽ bị chặn đăng nhập hay khóa tài khoản. Vì vậy, bạn cần nhớ thật kỹ về mật khẩu của mình nhé và nếu có bị khóa thì cũng đừng quá lo lắng vì có cách giải quyết nhé.

Tài khoản ngân hàng

Khi tài khoản ngân hàng bạn nhập sai quá 5 lần thì hệ thống sẽ tự khóa bạn có thể liên hệ số hotline của ngân hàng mình đang sử dụng để gặp các tổng đài viên và nhận sự hỗ trợ từ nhân viên chăm sóc khách hàng.

Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp tới chi nhánh ngân hàng của mình mở thẻ để yêu cầu hỗ trợ về phần khóa tài khoản do nhập sai mật khẩu nhiều lần. Ở cách này, bạn nhớ mang theo CMND hoặc CCCD để ngân hàng xác minh doanh tính và cũng là giấy tờ tùy thân bắt buộc để làm việc với ngân hàng.

Ví điện tử

Ví điện tử chúng ta thường hay dùng là Momo, Zalo Pay, VNPAY, Shopee Pay,… nhưng lỡ một ngày bạn quên mất mật khẩu của mình là gì? mật khẩu của tôi là gì nhỉ? và cứ thể nhập nhập sai nhiều lần dẫn đến khóa tài khoản.

Nếu bạn ở xa thì hãy liên hệ nhân viên tổng đài hỗ trợ nhé, các bạn ấy rất sẵn sàng và bạn cần chuẩn bị CMND hoặc CCCD trong trường hợp không nhớ số (còn nhớ thì không cần), tài khoản kết nối với ví điện tử, nhớ số dư tài khoản, lần chuyển tiền, lần thanh toán gần đây nhất,… vì sẽ bị hỏi để xác minh bạn có phải là chủ tài khoản.

Sau khi xác nhận là đúng, nhân viên sẽ reset tại tài khoản của bạn để bạn nhập mật khẩu mới và sử dụng lại tài khoản của mình.

Mật khẩu điện thoại

Điện thoại là thiết bị gắn liền với mỗi chúng ta ngày nay trong công việc và giải trí, bạn quên đi mật khẩu mở khóa thiết bị. Có cách! có cách khắc phục điều này. 

Mình có bài viết: Quên mã pin điện thoại? cách khôi phục trên Android, iPhone bạn có thể truy cập để tìm hiểu các cách thực hiện, rất nhanh bạn sẽ mở khóa lại được điện thoại của mình.

Điện thoại bị khóa do nhập sai mật khẩu nhiều lần
Điện thoại bị khóa do nhập sai mật khẩu nhiều lần

Mật khẩu tài khoản đăng nhập

Các mật khẩu tài khoản đăng nhập như mạng xã hội Facebook, Zalo, Gmail hay các tài khoản không liên quan tiền khi bạn quên mật mã thì bấm vào “Quên mật khẩu” để đổi mật khẩu mới với tài khoản liên kết thứ 3 là một địa chỉ email hay số điện thoại đăng ký. Việc bạn cần làm là đổi mới và sử dụng.

Còn nếu bạn quên luôn mật khẩu email hay mất số điện thoại thì chỉ có cách tạo tài khoản mới để sử dụng.

Một số câu hỏi liên quan

Quên mã pin có khôi phục lại không?

Tất nhiên là có, khi bạn quên mã pin thì hoàn toàn có thể khôi phục được miễn là bạn đáp ứng đủ các điều kiện bắt buộc khôi phục khi để quên password là được, cái mà tự bạn thực hiện hay nhờ người hỗ trợ (mình đã nói khá rõ ở phần trên, bạn có thể kéo lên và xem lại nhé).

Quên mã pin nhiều lần có sao không?

Chưa có quy định quên mật khẩu nhiều lần sẽ bị sao cả, mà việc quên sẽ làm gián đoạn công việc hay nhu cầu sử dụng của bạn. Cách tốt nhất là hãy ghi nhớ mật khẩu và đảm bảo chúng chính xác.

Đặt mã pin của tôi trùng nhau được không?

Bạn có nhiều tài khoản nhiều thiết bị thì nếu bạn đặt mỗi cái một mã pin thì sợ rằng sẽ quên và đắn đo có đặt trùng chúng với nhau được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể được vì các tài khoản cũng như thiết bị là độc lập nhau, không cái nào phụ thuộc cái nào. Giống như mình đặt tên cho bé vậy, trái đất có biết bao nhiêu người và việc trùng tên cũng là chuyện thường tình.

Có một lưu ý cho bạn là khi đặt cùng một mật khẩu, trong trường hợp bị lỗ thì toàn bộ thông tin của bạn sẽ bị khai thác triệt để nên cần đảm bảo tính bảo mật và không cho ai biết mật mã của mình. Tốt nhất, cần thay đổi mã pin định kỳ, thường là 3-6 tháng một lần.

Bạn xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách đổi mã PIN trên điện thoại cập nhật năm 2022 để đổi mã pin nhé (đối với bạn chưa biết thực hiện làm sao thì bài viết này sẽ rất có ích đó).

Trên đây là các thông tin mà Thành Trung Mobile tổng hợp nhằm giải đáp cho bạn hiểu về mã pin của chính mình. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn nắm rõ mã pin của tôi là gì? biết cách đặt mã pin nhớ lâu cũng như khắc phục khi bị khóa tài khoản, thiết bị.

Hoàng Taba

Kỹ thuật viên

Tác giả Hoàng Taba là kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại và SmartWatch với hơn 5 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện Tử tại ĐH HUTECH, HCM

Hỏi đáp (0 lượt hỏi và trả lời)
Đánh giá của bạn :
Thông tin bình luận
Bạn cần hỗ trợ?