Điện thoại chạy chậm - Lỗi thường gặp trên Android: Nguyên nhân và cách khắc phục
Điện thoại chạy chậm là một vấn đề mà nhiều người dùng Android phải đối mặt khi sử dụng smartphone của họ trong một thời gian dài. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, như dung lượng bộ nhớ, ứng dụng nền, virus, pin hỏng, hoặc cập nhật hệ điều hành. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách làm những cách để tối ưu tốc độ cho smartphone Android của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Mục lục
Điện thoại chạy chậm ảnh hưởng như thế nào?
Sau một thời gian sử dụng thì sẽ có những lúc khiến máy điện thoại bị chạy chậm, và có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của trải nghiệm người dùng, chẳng hạn như:
- Làm giảm hiệu suất và khả năng đáp ứng của các ứng dụng, khiến cho việc sử dụng điện thoại trở nên khó chịu và mất thời gian.
- Làm tốn pin và dung lượng bộ nhớ của điện thoại, khiến cho thiết bị nhanh hết pin và không thể lưu trữ được nhiều dữ liệu.
- Làm giảm độ bảo mật và an toàn của điện thoại, khiến cho thiết bị dễ bị tấn công bởi các mã độc, virus hoặc hacker.
- Làm giảm sự hài lòng và niềm tin của người dùng đối với nhà sản xuất điện thoại, khiến cho người dùng có thể chuyển sang sử dụng các thiết bị khác.
Vì vậy việc khắc phục lỗi thường gặp này là vô cùng quan trọng đối với trải nghiệm của mỗi người. Ngoài ra, khắc phục điện thoại android chạy chậm cũng là một cách để bạn thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với thiết bị của mình.
Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Hệ thống chạy ngầm gây chậm máy
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là những ứng dụng lỗi chạy ngầm trên hệ thống. Đây là lí do dẫn đến việc điện thoại android chạy chậm, lag, giật bất thường khi đang sử dụng.
Các khắc phục là bạn nên khởi động lại hệ thống để làm cho các thông số và các cấu hình của hoạt động chạy ngầm được đưa về mặc định. Cách làm như sau:
- Cách 1: Nhấn phím "Nguồn" sau đó tích vào dòng chữ "Tắt máy".
- Cách 2: Nếu điện thoại của bạn không thể chạm cảm ứng, bạn có thể nhấm phím "Nguồn+ Giảm âm lượng", chờ đến khi logo hiện ra thì thả phím để tắt nguồn.
2. Có nhiều ứng dụng không cần thiết
Người dùng thường có thói quen tải ứng dụng để xài thử, tải nhiều trò chơi để giải trí. Sau một thời gian, người dụng đã quên những ứng dụng này mặc dù chúng còn tồn tại trên thiết bị.
Có vài ứng dụng sẽ chạy ngầm hoặc gây xung đột với ứng dụng khác làm máy bị chậm gây ảnh hưởng tới hiệu năng của điện thoại. Vì vậy, để tối ưu, bạn nên xem xét kĩ những ứng dụng nào không sử dụng thì nên xoá bớt.
3. Dữ liệu bộ nhớ đệm tăng dần theo thời gian
Bộ nhớ đệm điện thoại (Cache) là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu khi bạn sử dụng những ứng dụng như Facebook, Youtube, trình duyệt web. Chúng sẽ lưu trữ thông tin đăng nhập, dữ liệu tải trang giúp bạn tải được nhanh hơn. Nhưng điều này cũng sẽ làm cho thiết bị Android của bạn dần trở nên chậm chạp hơn.
Vì vậy, bạn nên dọn dẹp bộ nhớ đệm của ứng dụng không sử dụng nhiều để tăng tốc độ hoạt động của máy.
Bạn vào: Cài đặt > Ứng dụng > Bấm vào ứng dụng cần xoá > Xoá dữ liệu
4. Thẻ SD
Bạn sẽ mất nhiều thời gian để chuyển dữ liệu từ điện thoại sang thẻ SD nếu thẻ kém chất lượng vì tốc độ đọc ghi dữ liệu khá chậm. Điều này đồng nghĩa với việc điện thoại sẽ phải vận hành liên tục đến khi dữ liệu được đọc ghi hoàn tất. Theo thời gian, thiết bị của bạn sẽ bị ảnh hướng nặng nề từ chiếc thẻ nhớ giá rẻ và kém chất lượng.
Để an toàn và giảm tình trạng xấu xảy ra từ thẻ SD, bạn nên sử dụng thẻ có tốc độ đọc ghi cao, mua sản phẩm từ những cửa hàng uy tín. Tìm hiểu xem thẻ nào phù hợp với điện thoại của mình nhất để tận dụng hết tốc độ của thẻ SD, tối ưu hiệu suất khi sử dụng điện thoại.
5. Hiệu ứng chuyển cảnh khiến điện thoại chạy chậm
Nếu bạn thường xuyên sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh động (animation) thì đó chính là nguyên nhân điện thoại đơ và chạy chậm, và bạn nên tắt nó đi để giúp máy hoạt động trơn tru hơn.
Cài đặt > Tuỳ chọn nhà phát triển > Tắt hình động ở trong khung chỉ dẫn.
6. Widget
Bạn nên xoá những Widget mà bạn không thường xuyên sử dụng. Việc này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tốc độ của thiết bị.
7. Virus
Virus là một trong những nguyên nhân khiến điện thoại Android bị chậm và đơ. Virus có thể xâm nhập vào thiết bị của bạn qua các nguồn tải ứng dụng không an toàn, các trang web độc hại, hoặc các thiết bị kết nối không tin cậy. Để khắc phục virus khiến điện thoại bị đơ hoặc chạy chậm, bạn có thể thử các cách sau đây:
- Sử dụng một ứng dụng diệt virus uy tín và cập nhật thường xuyên. Bạn có thể tải về các ứng dụng diệt virus miễn phí như Avast, Kaspersky, hoặc các phần mềm diệt virus cho Android từ Google Play Store. Sau khi cài đặt, bạn hãy quét toàn bộ thiết bị và xóa bỏ các virus, malware, hoặc adware nếu có.
- Khôi phục lại cài đặt gốc trên điện thoại. Đây là cách cuối cùng nếu như bạn đã thử tất cả các cách trên mà vẫn không khắc phục được virus. Việc khôi phục cài đặt gốc sẽ xóa sạch tất cả các dữ liệu, ứng dụng, và cài đặt trên thiết bị của bạn, đưa nó về trạng thái ban đầu như khi mới mua. Bạn nên sao lưu dữ liệu quan trọng trước khi thực hiện việc này. Để khôi phục cài đặt gốc, bạn vào Cài đặt > Hệ thống > Sao lưu và khôi phục > Khôi phục cài đặt gốc > Xóa tất cả dữ liệu.
Để có được một thiết bị hoạt động nhanh chóng và mượt mà, bạn cần biết cách khắc phục những nguyên nhân gây ra tình trạng điện thoại chạy chậm. Thành Trung Mobile đã chia sẻ với bạn 7 lí do và cách khắc phục chúng một cách hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những mẹo này để tăng tốc cho điện thoại chạy chậm của mình.